Thứ hai 21/04/2025 18:03

Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, chính quyền đóng vai trò then chốt

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không ngừng tăng đang thể hiện vai trò then chốt của chính quyền địa phương.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng và đẩy mạnh thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong đó vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác thực hiện chính sách đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng và đã thể hiện rõ nét trong nhiều văn kiện như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội…

Người dân huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) tìm hiểu các chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, xác định sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp là một trong những yếu tố then chốt, quyết định đến hiệu quả tổ chức, thực hiện chính sách cho người lao động và nhân dân, thời gian qua cơ qua này đặc biệt coi trọng và tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội các địa phương đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu với tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đặc biệt là các giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Trong đó, bảo hiểm xã hội các địa phương đã chú trọng ban hành các nghị quyết, chương trình hành động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn; tham mưu, đề xuất đưa chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện chính sách các cấp; có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình ngoài mức quy định của Nhà nước; chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong công tác tổ chức, thực hiện tốt chính sách tại địa phương đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra;…

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đánh giá, để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, cùng với sự tham mưu tích cực của cơ quan bảo hiểm xã hội, những năm qua, công tác tổ chức, thực hiện chính sách tại các địa phương luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp, đồng thuận của các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương.

Hiện nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã kiện toàn, thành lập ban chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn, cụ thể có: 47/63 tỉnh đã thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo đến 100% cấp xã, cấp huyện trên địa bàn; 668/705 huyện và 9.021/10.599 xã đã kiện toàn ban chỉ đạo. 55 tỉnh đã đưa chỉ tiêu về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết số 69/NQ-CP của Chính phủ, chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế theo Quyết định số 546/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trong đó có: 543 huyện, 6.469 xã đã đưa chỉ tiêu bao phủ cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; 620 huyện, 7.112 xã đưa chỉ tiêu về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế.

Đặc biệt, nhiều tỉnh đã thực hiện hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự đóng ngoài mức quy định của Nhà nước. Cụ thể, trong năm 2022, có 13/63 tỉnh hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; 57/63 tỉnh hỗ trợ thêm từ 10-30% mức đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 27/63 tỉnh hỗ trợ người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình với nhiều mức khác nhau (3%, 10%, 15%, 20%-70%); 24/63 tỉnh hỗ trợ người thuộc hộ nghèo đa chiều tham gia bảo hiểm y tế với nhiều mức khác nhau; 28/63 tỉnh hỗ trợ thêm cho đối tượng học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế theo nhiều mức (3%, 5%, 10%-30%); 19/63 tỉnh hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình với mức từ 20-30%. Ngoài ra, một số tỉnh khác còn có chính sách hỗ trợ thêm cho người tham gia bảo hiểm y tế là người cao tuổi (dưới 80 tuổi), người thu gom rác…

Khẳng định, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho rằng, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực. Theo đó, diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng.

Thống kê cho thấy, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng từ 2,3 triệu người năm 1995 lên trên 16,5 triệu người vào năm 2021 (gấp 7,2 lần). Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng từ 6 nghìn người năm 2008 lên 1,45 triệu người vào năm 2021 (gấp 241,7 lần). Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng từ gần 6 triệu người năm 2009 lên 13,4 triệu người vào năm 2021 (gấp 2,24 lần). Số người tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 7,1 triệu người năm 1995 lên 88,8 triệu người vào năm 2021 (gấp 12,5 lần), đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số.

Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vừa qua, với tinh thần triển khai quyết liệt, toàn ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả các gói hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ với tổng chi phí trên 47,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,3% trên tổng các gói hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ. Trong thành tích ấy có sự đóng góp quan trọng từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện.

Nhấn mạnh thêm, theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cấp ủy, chính quyền địa phương cho thấy, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về lợi ích, giá trị nhân văn và tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước được nâng lên rõ rệt, tạo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận trong triển khai chính sách ở các cấp, các ngành từ Trung ương xuống địa phương.

"Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt thì công tác tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt được những kết quả tích cực", Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nêu rõ.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

06 Hệ thống công nghệ/Sản phẩm dịch vụ Agribank xuất sắc được công nhận 'Giải thưởng Sao Khuê 2025'

Ngân hàng Lộc Phát ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature

BIZ MBBank lập 'hattrick' tại Sao Khuê 2025 nhờ đổi mới

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Bất động sản công nghiệp: Tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp

Ngân hàng ‘chạy đà’ 2025: Những tiếng nói từ mùa đại hội cổ đông

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Giá vàng đạt 120 triệu đồng/lượng: Nên để tiền vào đâu?

Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Nhiều địa phương tăng thu, ngành thuế tiếp tục 9 nhiệm vụ

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024