Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử

Mặc dù cơ hội là rất lớn, song để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lên tầm cao mới

Sản phẩm cần tạo ra sự khác biệt

Đánh giá về những cơ hội và thách thức đối với nông sản đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử, chia sẻ tại Toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 23/11, ông Nguyễn Bình Minh - đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, hiện nay, nông sản là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Cụ thể, 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 36 tỷ USD nông sản trong đó có sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số. Theo ông Nguyễn Bình Minh, đây là một trong những sản phẩm mà càng ngày Việt Nam càng có thế mạnh và nổi tiếng trên thế giới.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử
Toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử”

Bên cạnh đó, ở Việt Nam, trong đại dịch vừa qua cũng đã tạo ra một động lực thúc đẩy rất nhiều các địa phương, bà con nông dân và đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số tích cực tham gia thương mại điện tử.

“Hiện nay tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang ở mức độ cao nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, tăng trưởng khoảng 18%, năm 2021 chúng ta tăng khoảng 15-16% và đây là mức tăng trưởng đáng kinh ngạc của khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, có thể nói thương mại điện tử Việt Nam đang bùng nổ rất mạnh. Theo đó, cơ hội của phát triển nông sản trên các sàn thương mại điện tử là rất lớn” – ông Minh phân tích.

Bên cạnh đó, theo ông Minh, việc hầu hết các sàn của Việt Nam đều nằm trong Top 10 sàn lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt, trong 10 sàn lớn nhất Đông Nam Á thì có 7 sàn đang có mặt tại Việt Nam. Điều đó là một cơ hội rất thuận lợi cho bà con nông dân cũng như những sản phẩm của các vùng miền đặc trưng.

Ngoài ra, một lợi thế đáng kể nữa, đó là việc gần đây các cơ quan Nhà nước, cũng như các hiệp hội ngành nghề, cũng như các địa phương đã hỗ trợ bà con rất nhiều trong việc tham gia các sàn quốc tế, ví dụ như Alibaba hay Amazon, hoặc là các sàn của Việt Nam mà có tham vọng mở rộng ra quốc tế, ví dụ như Voso của Viettel, Vietnam Post.

Thực tế, đại dịch đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Theo ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, trong bối cảnh hai năm vừa rồi, dịch kéo dài đã tạo nên áp lực tiêu thụ sản phẩm rất lớn cho bà con, đặc biệt là các sản phẩm của bà con dân tộc miền núi.

Không "khuất phục" trước khó khăn, từ những áp lực đó, chúng tôi đã thực sự tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, các cơ quan trực thuộc Bộ giúp Bắc Giang tiếp cận mở rộng thị trường, thông qua tất cả các kênh phân phối, đặc biệt là qua kênh thương mại điện tử.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử
Đại dịch đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử

Trên cơ sở đó, Bắc Giang đã đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của Bắc Giang thông qua chuyển đổi số. "Chúng tôi đã tổ chức thường xuyên, liên tục, trong tuần có thể làm việc với các bạn hàng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc với tần suất dày đặc, chúng tôi cố gắng tận dụng, không bỏ sót một cơ hội nào để miễn làm sao sản phẩm Bắc Giang đến được tay của người tiêu dùng trong và ngoài nước" - ông Toản cho hay.

Thương mại điện tử đã mở ra cơ hội "vàng" cho các doanh nghiệp tăng tốc trong cuộc đua tăng trưởng, song điều quan trọng để thực sự "sống khoẻ" được, theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi vẫn là tạo ra các sản phẩm có sự khác biệt thì mới có thể cạnh tranh.

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Bình Minh, có hai yếu tố tạo nên cạnh tranh qua thương mại điện tử: Thứ nhất, chúng ta phải bán thật rẻ nếu tất cả sản phẩm mọi người đều giống nhau; Thứ hai, chúng ta phải có sự khác biệt, thì đây chính là sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc thù vùng miền là cơ hội để khác biệt, để giúp cho sản phẩm của Việt Nam chúng ta có thể đi được khắp mọi nơi.

"Một ưu điểm mà chúng ta thấy là chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là chất lượng của nông sản. Ví dụ như nói đến vải thiều của Bắc Giang, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng là vải thiều rất chất lượng và được cả quốc tế công nhận. Chính vì vậy, việc chú trọng vào chất lượng của sản phẩm, đặc biệt việc đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất có ứng dụng các Global GAP hay VietGAP trong tương lai rất quan trọng" - ông Minh cho biết thêm.

Thời gian tới, Hiệp hội sẽ có các chương trình tham gia các hoạt động đào tạo tại Bắc Giang và cũng có định hướng là trong tương lai bà con cần phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, ví dụ như FDA, hay là các tiêu chuẩn của châu Âu để nông sản trong nước có thể dễ dàng xâm nhập vào các thị trường quốc tế.

Rút ngắn giãn cách số giữa thành phố và địa phương

Không thể phủ nhận, thương mại điện tử đã trở thành cầu nối giúp bà con có thể phát triển nhanh trong giai đoạn đại dịch. Cơ hội cho nông sản Việt Nam nói chung và nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng là rất lớn, song bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp và hợp tác xã.

Theo ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân, tại Lục Ngạn, Bắc Giang, một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp, hợp tác xã về nông nghiệp ở vùng cao hiện nay là trước khi tiếp cận được với sàn điện tử thì việc tiếp cận với công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Tức là các hộ trong hợp tác xã chỉ sản xuất đơn thuần, và khi tiếp cận với kênh thương mại điện tử thì quy trình quản lý rất khó.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử
Ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Bên cạnh đó, khi đã có các gian hàng trên sàn thương mạ điện tử, dù phát sinh đơn hàng, song lại gặp khó khăn cho quy trình vận chuyển sản phẩm. Cụ thể như hoa quả tươi, đặc biệt vải thiều. Bởi vì vải thiều cần quy trình đóng gói kỹ thuật và quy trình vận chuyển thì phải có xe chuyên dụng, xe lạnh. Theo đó, với khách hàng đặt nhỏ lẻ rất khó khăn trong việc vận chuyển tới khách hàng.

Ngoài ra, để mở rộng thị trường tiêu thụ trên các kênh thương mại điện tử, các mặt hàng đều phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc và đặc biệt là khi đã cung cấp lên hệ thống siêu thị và sàn thương mại điện tử ngoài chất lượng sản phẩm, bao bì đẹp ra thì còn phải có mẫu mã đẹp; giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, như phải được cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP.

Bàn luận thêm, theo ông Nguyễn Bình Minh, mặc dù quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam chúng ta diễn ra với tốc độ khá cao, tuy nhiên với khoảng cách số hay chúng ta gọi là giãn cách số giữa các thành phố lớn và các địa phương thì còn rất lớn.

Ví dụ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thường có khoảng cách khá xa so với các điểm số trung bình của cả nước, thường gấp 4 lần. Điều đó dẫn đến là hầu hết các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, và đây là một trong những trở ngại, thách thức nếu như muốn đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số, cũng như phát triển thương mại điện tử ở các vùng sâu vùng xa.

Vì vậy, cần phải có sự vào cuộc của rất nhiều bên để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử, trong đó có việc các đơn vị, các sàn thương mại điện tử đã về hỗ trợ bà con, huấn luyện cách mở gian hàng, cách livestream sản phẩm, cách viết nội dung về sản phẩm.

Về lâu dài thì hoạt động đào tạo và phát triển thương mại điện tử của chúng ta thì cần phải có lộ trình, điều này cũng mong mỏi Sở Công Thương hay các đơn vị quản lý tại địa phương sẽ có một lộ trình phù hợp để trợ giúp bà con trong một thời gian dài liên tục học tập để nâng cao trình độ.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử
Ông Phạm Công Toản - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang

Đồng quan điểm, theo ông Phạm Công Toản: Cơ hội thì rất lớn, tuy nhiên khó khăn thì còn rất nhiều, vấn đề là cần phải vừa làm, vừa điều chỉnh. Cụ thể như chính sách, việc tham mưu chính sách cũng chưa kịp được với sự phát triển công nghệ thông tin về chuyển đổi số.

"Việc hỗ trợ của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ trong sự phát triển, còn rất nhiều khó khăn như quản trị khách hàng, vấn đề để sản phẩm đến tay được người tiêu dùng làm sao đảm bảo chất lượng, đảm bảo nguồn hàng ổn định. Một vấn đề nữa là khi tiếp cận thị trường quốc tế như châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... thì điều quan trọng là làm sao để đảm bảo yêu cầu về chất lượng cực kỳ khắt khe của các nước" - ông Toản nêu.

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, để có thể phát triển hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua các kênh thương mại điện tử và tận dụng những lợi thế của thương mại điện tử thì cần các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các kênh thương mại điện tử phải có những chính sách hành động mạnh mẽ hơn nữa, để thực sự mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói chung cũng như các sản phẩm hàng hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, không chỉ trên các sàn thương mại điện tử trong nước mà còn xuyên biên giới.

Bên cạnh đó các địa phương cũng như các doanh nghiệp cũng cần có những giải pháp đồng bộ hơn về mặt tổ chức công nghệ và nguồn nhân lực cùng chung tay xây dựng những vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung làm cơ sở cho phát triển sản phẩm hàng hóa tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cũng như là quy định của các sàn thương mại điện tử.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.

Tin cùng chuyên mục

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử trên địa bàn.
Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử đã và đang có sự bùng nổ trong những năm gần đây. Với các nhà phân phối, đây là một cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp.
Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Hai tháng đầu năm, nhà cung cấp nước ngoài nộp 2.030 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó có những công ty công nghệ hàng đầu thế giới nộp thuế: Google, Apple, TikTok...
Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Hiện nay, tình trạng giả mạo sàn giao dịch, thương hiệu lớn diễn ra ngày càng nhiều, nhất là khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng cao.
59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

Tại Việt Nam, có tới 59% người tiêu dùng tin tưởng vào mạng xã hội để nghiên cứu thông tin về sản phẩm, trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động