Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Thời cơ “vàng” đã đến

Tính đến nay Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam xếp thứ 06 trên thế giới và thứ 03 châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) xét về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng đang có xu hướng chuyển dịch nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia cung ứng truyền thống sang các quốc gia mới nổi khác và điều này mở ra nhiều cơ hội phát triển thương mại xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Phát triển thương mại với Hoa Kỳ nhiều tiềm năng và hiệu quả

Đây là thông tin được các diễn giả chia sẻ tại buổi hội thảo “Thúc đẩy Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, DN Việt Nam tận dụng thời cơ hợp tác vàng sau Covid- 19”, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức ngày 28/4/2021.

Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Thời cơ “vàng” đã đến

Hội thảo “Thúc đẩy Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, DN Việt Nam tận dụng thời cơ hợp tác vàng sau Covid- 19”

Ông Nguyễn Hữu Tín - Giám đốc ITPC cho biết: Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2020 là năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước vượt qua mốc 90 tỷ USD (đạt 90,8 tỷ USD) và cùng hướng tới con số 100 tỷ USD vào năm 2021.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,4 tỷ USD. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên như nội thất, dệt may, giày dép, máy vi tính, linh kiện điện tử… Hiện Hoa Kỳ đang có nhu cầu nhập khẩu rất cao về các sản phẩm của Việt Nam như găng tay y tế, đồ gỗ nội thất, sản phẩm công nghệ cao phục vụ công nghệ thông tin, nông nghiệp, thủy sản…

Ông Alexander Tatsis - Tham tán kinh tế - Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh đánh giá: Hoa Kỳ đang có xu hướng chuyển dịch nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia cung ứng truyền thống sang các quốc gia mới nổi khác, trong đó Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế đối tác hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Đây là thành tựu từ những nỗ lực thúc đẩy hợp tác cởi mở, năng động, đi vào thực chất của Chính phủ và cộng đồng DN hai nước.

Bên cạnh đó, nhu cầu những sản phẩm chất lượng của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ ngày càng tăng, chính quyền Hoa Kỳ hiện nay đặc biệt quan tâm đến biến đổi khí hậu. Theo đó, các sản phẩm của Việt Nam với mô hình sản xuất hướng đến ít khí thải, ít ảnh hưởng môi trường sẽ là lợi thế lớn khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ - ông Alexander Tatsis nhấn mạnh.

Đăng ký đạt chuẩn - chìa khóa để thành công vào Hoa Kỳ

Bà Nguyễn Bá Thiên Thư - Trưởng đại diện Công ty Registrar Corp cho biết: các DN xuất khẩu Việt Nam, nhất là ngành thực phầm, cần phải nắm vững những quy định của FDA đối với việc xuất khẩu thực phẩm đến Hoa Kỳ. Theo đó U.S. FDA là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Chính phủ Hoa Kỳ với hai vai trò chính là “người giữ cổng” và “cảnh sát”. Trong vai trò “người giữ cổng”, FDA thực hiện cấp giấy phép cho những bộ phận quyết định về dược phẩm, thiết bị y tế, phụ gia thực phẩm… phù hợp với thị trường. Họ đặt ra những tiêu chuẩn, thường dành cho sản phẩm đầu vào của công chúng và công nghiệp. Còn đứng trên vai trò “cảnh sát”, FDA được quyền đặt ra các quy định và thực hiện thanh tra việc tuân thủ các quy định đó. Đồng thời, phát hành những “thư cảnh cáo” kết hợp bắt giữ cùng với hải quan, khởi tố vi phạm...

Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Thời cơ “vàng” đã đến

Bà Mary Tarnowka - Giám đốc điều hành Amcham Việt Nam tham quan các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

Theo bà Thư, với những quy định của Hoa Kỳ thì các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, kho bãi, nơi lưu trữ sản phẩm phải thực hiện đăng ký số FDA. Ngoài ra, việc đăng ký số FDA không được sử dụng cho mục đích quảng cáo, không được sử dụng logo của FDA trên các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng. FDA sẽ không thanh tra cơ sở trước khi cấp số đăng ký, tuy nhiên các cơ sở nộp hồ sơ đăng ký cần đồng ý việc thanh tra hậu kiểm của FDA. Đăng ký số FDA tại Hoa Kỳ phải được gia hạn bắt buộc vào các năm chẵn...

Tuy nhiên, theo ông Ken D. Dương- Giám đốc điều hành Công ty Luật quốc tế TDL: trong tương lai các DN xuất khẩu Việt Nam cần hướng đến sản phẩm, chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững để nắm bắt cơ hội nâng cao giá trị cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng tranh chấp thương hiệu như Gạo ST25 đang diễn ra.

Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ sung cho nhau. Việt Nam vẫn đang tiếp tục tiến trình cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư cùng có lợi với Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ cũng rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và khuyến khích các DN nước này thiết lập chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, mở rộng đầu tư, kết nối thị trường hai nước. Do đó, Hoa Kỳ là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho DN xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt là hiện nay, Việt Nam đang kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, trong khi nhiều quốc gia khác đang phải vật lộn ứng phó với tình hình dịch bệnh bùng phát khó lường. Nắm bắt được “thời cơ vàng” này để đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, khai thác hiệu quả thị trường Hoa Kỳ sẽ là cơ hội để kinh tế Việt Nam phát triển bứt phá trong thời gian tới.

Ngọc Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Mỹ

Tin mới nhất

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD.

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép.
Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Giá heo hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt heo trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.
10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 881,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,6 triệu USD.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD.
Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Với việc nâng cao chất lượng, gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu, đang khẳng định và giữ thị phần tại thị trường thế giới.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động