Chủ nhật 11/05/2025 10:11

Thúc đẩy kết nối giao thương giữa tỉnh Đồng Nai với các doanh nghiệp Ấn Độ

Chương trình xúc tiến thương mại và kết nối giao thương giữa tỉnh Đồng Nai và Ấn Độ. Sự kiện thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều doanh nghiệp hai nước.

Ngày 6/9/2023, tại Ấn Độđã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại và kết nối giao thương giữa tỉnh Đồng Nai và Ấn Độ. Sự kiện thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều doanh nghiệp hai nước.

Tham dự chương trình, có các đồng chí: Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Hải, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ; Bùi Trung Thướng,Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, lãnh đạo các sở, ngành cùng với 21 đại diện doanh nghiệp của Đồng Nai.

Về phía Ấn Độ có sự hiện diện của các ông: Atul Kumar Saxena, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ; Manpreet Singh, Chủ tịch Phòng Thương mại kinh doanh quốc tế Ấn Độ; Ravi Nadan Sinha; Giám đốc diễn đàn kinh doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ Ấn Độ, cùng đại diện của hơn 80 doanh nghiệp Ấn Độ hoạt động trên nhiều lĩnh vực.

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại sự kiện

Đồng Nai là một trong những địa phương phát triển công nghiệp hàng đầu của Việt Nam, với 39 khu công nghiệp được quy hoạch và hơn 85% diện tích đất cho thuê đã thu hút đầu tư từ 43 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau với tổng vốn đầu tư lên đến 29,26 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có dự án đầu tư nào của doanh nghiệp Ấn Độ tại Đồng Nai.

Về kim ngạch thương mại giữa tỉnh Đồng Nai và Ấn Độ, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ đạt 489 triệu USD, với các mặt hàng chính bao gồm chất dẻo nguyên liệu, vải mành, vải kỹ thuật, xơ, sợi dệt, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phương tiện vận tải. Kim ngạch nhập khẩu đạt 326 triệu USD, gồm các mặt hàng chính như kim loại thường, thức ăn gia súc và nguyên liệu, hóa chất, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và chất dẻo nguyên liệu.

Tại sự kiện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng đã giới thiệu về tỉnh Đồng Nai và tình hình thương mại giữa tỉnh Đồng Nai - Ấn Độ.

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng, Đồng Nai thuộc miền Đông Nam bộ, được biết đến với hệ thống giao thông thuận lợi, gồm nhiều tuyến huyết mạch như các quốc lộ: 1, 20, 51, tuyến đường sắt Bắc - Nam và các cảng biển như cảng Đồng Nai, cảng Gò Dầu A, cảng Gò Dầu B, cảng Phước Thái, gần cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trong vùng cũng như giao thương với quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Hoàng cho biết thêm, tiềm năng cho việc mở rộng quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp Đồng Nai và Ấn Độ trong tương lai là rất lớn. Để đạt được những kết quả cụ thể, doanh nghiệp hai bên cần có thời gian tìm hiểu năng lực, uy tín, sản phẩm, hàng hóa của đối tác cũng như các cơ chế, chính sách của Việt Nam và Ấn Độ. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cam kết nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường của cả hai nước, qua đó sớm mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp hai bên theo phương châm đôi bên cùng có lợi.

Bên cạnh đó, Đại sứ Nguyễn Thanh Hải cho biết, quan hệ giao thương giữa Đồng Nai và Ấn Độ có tiềm năng phát triển hơn nữa. Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đã đạt mức 15 tỷ USD năm 2022 nhưng còn nhiều dư địa để phát triển khi cả Việt Nam và Ấn Độ đều là những quốc gia năng động với tốc độ phát triển hàng đầu thế giới. Hai nền kinh tế có sự bổ sung cho nhau và đặc biệt kết nối hàng không với hơn 55 chuyến bay thẳng mỗi tuần đem lại nhiều cơ hội cho thương mại, đầu tư - du lịch. Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kết nối giao thương.

Cũng tại sự kiện, ông Atul Kumar Saxena, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ cho biết, tiềm năng mở rộng quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp Đồng Nai và Ấn Độ trong tương lai là rất lớn. Để đạt được những kết quả cụ thể, doanh nghiệp hai bên cần có thời gian tìm hiểu năng lực, uy tín, sản phẩm, hàng hóa của đối tác cũng như các cơ chế, chính sách của Việt Nam - Ấn Độ. Lãnh đạo các phòng thương mại và công nghiệp tại Ấn Độ đã chào đón và đánh giá cao kết quả chương trình xúc tiến thương mại và giao thương này.

Nhân dịp này, các doanh nghiệp Việt Nam và các phòng thương mại - công nghiệp Ấn Độ đã ký kết 6 biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư. Buổi xúc tiến thương mại đã diễn ra sôi nổi với phần kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ. Nhiều sản phẩm nông sản, trái cây, đặc sản của tỉnh Đồng Nai được trưng bày tại đây đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp Ấn Độ.
Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Hội nghị kết nối giao thương

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả