Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam và Brunei

Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam Brunei phát triển tốt đẹp, thể hiện ở nhiều phương diện như tiếp xúc cấp cao và các cấp; đầu tư; thương mại; quốc phòng...
Nối lại hoạt động giao thương hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) Mở rộng hợp tác kinh tế xanh, kinh tế số giữa Việt Nam và Singapore

Đại sứ Việt Nam tại Brunei Trần Văn Khoa nhận định, chuyến thăm chính thức Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thứ nhất, đây là chuyến thăm chính thức Brunei đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ trên cương vị mới, từ sau Đại hội XIII, cũng như kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đây cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tới Brunei sau gần 16 năm, giúp tạo xung lực mạnh mẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện với Brunei - đối tác kinh tế giàu tiềm năng và là nơi ghi dấu sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7/1995.

Thứ hai, chuyến thăm mang ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh quan hệ hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp, hai nước vừa kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2022).

Thứ ba, chuyến thăm chính thức Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính là sự triển khai tích cực đường lối đối ngoại của Việt Nam và thể hiện sự coi trọng quan hệ của Việt Nam đối với Brunei nói riêng và các nước ASEAN nói chung, tăng cường kết nối, vai trò trung tâm của ASEAN.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam và Brunei
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Quốc vương Brunei trong khuôn khổ Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN (4/2021)

Việt Nam và Brunei là hai nước láng giềng gần gũi và cùng là thành viên trong đại gia đình Cộng đồng ASEAN. Năm 2019 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Brunei khi lãnh đạo hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Quốc vương Brunei Sultan Haji Hassanal Bolkiah đến Việt Nam vào tháng 3/2019. Việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brunei lên thành Đối tác toàn diện năm 2019 là bước tiến hết sức quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình cả về lượng và chất trong quan hệ song phương, thể hiện quyết tâm chung của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đưa hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất, phù hợp với bối cảnh tình hình mới cũng như xu thế chung của khu vực và quốc tế.

Năm 2022, Việt Nam và Brunei kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (2/1992 - 2/2022). Suốt những thập kỷ qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Brunei đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thực chất.

Về đầu tư, thương mại, Việt Nam và Brunei đã hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 500 triệu USD trước thời hạn năm 2025. Đến tháng 10/2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 638,5 triệu USD, tăng 141,4% so với cùng kỳ năm 2021. Brunei đứng thứ 26/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam tới tổng vốn đăng ký đạt 971 triệu USD, tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Bên cạnh đó, kinh tế, thương mại song phương Việt Nam và Brunei liên tục được thúc đẩy. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 250 triệu USD trong hai năm 2020 và 2021. Trước những thách thức của đại dịch, giao thương hàng hóa giữa hai bên vẫn tiếp tục được duy trì và thúc đẩy, thể hiện tính bổ trợ của thị trường hai nước.

Hiện có hai dự án lớn của doanh nghiệp Việt Nam đang triển khai tại Brunei. Dự án xây dựng nhà máy phân bón BFI tại Brunei do Tổng công ty LILAMA Việt Nam thực hiện phần thiết kế và lắp đặt máy móc bắt đầu từ năm 2018, đã hoàn thành thi công, dự án đi vào hoạt động vào tháng 10/2021. LILAMA đang triển khai một số gói thầu phụ như vận hành, bảo trì sau khi chuyển giao, dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào đầu tháng 3 năm nay. Đây là dự án trọng điểm, góp phần thực hiện mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế trong Chiến lược tầm nhìn 2035 của Chính phủ Brunei.

Việc doanh nghiệp Việt Nam tham gia xây dựng dự án và nhà máy được hoàn thành đi vào hoạt động đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một dấu mốc đẹp trong lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước. Cùng với đó, dự án tiếp theo là do PV Drilling Brunei, chi nhánh của Tổng công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petro Vietnam khởi động, hợp tác với Brunei Shell Petroleum (BSP). Theo đó, từ tháng 10/2021, PV Drilling cung cấp giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm TAD cho BSP với thời hạn ít nhất là 6 năm.

Có thể khẳng định, hai bên có nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại tiềm năng cần được quan tâm thúc đẩy, tương xứng với quan hệ ngày càng gắn bó, phát triển giữa hai nước. Một số nội dung triển vọng cụ thể, sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 500 triệu USD, tăng cường tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi cơ hội hợp tác nhằm đa dạng hóa nguồn cung và sản phẩm xuất nhập khẩu của hai nước; hỗ trợ doanh nghiệp hai bên liên kết, liên doanh để cùng tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa, thực phẩm Halal toàn cầu.

Gần đây, Chính phủ Brunei quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản, xây dựng, phát triển hạ tầng nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Đây chính là những lĩnh vực thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Thành công của dự án do LILAMA thực hiện và một số dự án xây dựng nhỏ lẻ do đối tác Việt Nam triển khai tại Brunei, chính là động lực để thu hút thêm nhà đầu tư Việt Nam vào Brunei để tìm hiểu và khai thác thị trường.

Hợp tác biển cũng là một trong những trụ cột chính để triển khai nội hàm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brunei, vì lợi ích quốc gia của hai nước, hai bên cần thúc đẩy hợp tác biển và đại dương, trong đó có các hoạt động: triển khai hiệu quả đường dây nóng về hỗ trợ các hoạt động nghề cá, triển khai liên doanh khai thác, mở rộng hợp tác nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, chia sẻ thông tin thực thi pháp luật trên biển, đối phó với các thách thức an ninh trên biển.

Trong những năm qua, tiếp xúc cấp cao và các cấp cũng như cơ chế hợp tác song phương được duy trì hiệu quả, trong đó Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Quốc vương Brunei trong khuôn khổ Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN tại Jakarta (4/2021), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Hội đồng lập pháp Brunei (6/2021); Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei (4/2021) và gặp song phương Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei trong khuôn khổ Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ (6/2022), thăm chính thức Brunei, đồng chủ trì Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương lần thứ 2 (9/2022).

Đại sứ Trần Văn Khoa cho hay, thời gian qua, quan hệ song phương hữu nghị giữa Việt Nam-Brunei ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, thực chất. Hai nước cũng luôn phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế và khu vực, như khuôn khổ hợp tác ASEAN- Liên minh châu Âu (EU), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), APEC, Liên hợp quốc,... đồng thời tăng cường kết nối, vai trò trung tâm của ASEAN.

Theo đó, trong thời gian tới, Việt Nam - Brunei cần triển khai các kết quả đạt được trong chuyến thăm của Thủ tướng, tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện phát triển mạnh mẽ, đặc biệt chú trọng vào khai thác mọi tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước, đồng thời đóng góp vào việc củng cố đoàn kết của ASEAN; vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới - Đại sứ Trần Văn Khoa thông tin.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Brunei lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hội đàm với Quốc vương Sultan Haji Hassanal Bolkiah, thăm một số doanh nghiệp và dự tọa đàm doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy hợp tác sâu rộng, nhất là trên các lĩnh vực đã triển khai, như năng lượng, nông nghiệp, giáo dục và tiếp tục khai thác các lĩnh vực tiềm năng khác.
Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ thương mại Việt Nam - Slovenia từng bước phát triển và tăng trưởng vượt bậc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/6/1994.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga khi một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Kiev đã nhận ATACMS trước đó.
Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào thành phố Rafah.
"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu quý I của Boeing suy giảm khi tiến độ sản xuất và giao máy bay 787 Dreamliner chậm trễ bởi thiếu nhà cung cấp một số bộ phận quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.
Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động