Thứ hai 12/05/2025 20:41

Thúc đẩy hợp tác kinh doanh, phát triển ngành dệt may Ấn Độ - Việt Nam

Doanh nghiệp (DN) Ấn Độ đánh giá thị trường dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và mong muốn đẩy mạnh hợp tác, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác với DN Việt Nam.

Thông tin được các DN ngành dệt may Ấn Độ cho biết trong buổi Giao lưu thương mại ngành tơ lụa Ấn Độ với các DN Việt Nam, do Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ phối hợp với Hội Đồng xúc tiến xuất khẩu tơ lụa Ấn Độ (ISEPC) tổ chức sáng 21/5, tại TP. Hồ Chí Minh.

Các doanh nghiệp ngành dệt may Ấn Độ - Việt Nam tại buổi Giao lưu thương mại ngành tơ lụa Ấn Độ

Thúc hợp tác kinh doanh

Giao lưu thương mại ngành tơ lụa Ấn Độ đã thu hút hơn 100 DN ngành tơ lụa và dệt may tham dự. Trong đó có 30 công ty nổi tiếng về sản phẩm may mặc, dệt, trang phục từ chất liệu tơ lụa và pha tơ lụa đến từ Ấn Độ và 77 DN Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu… sản phẩm dệt may.

Các DN Ấn Độ đã trưng bày, giới thiệu những bộ sưu tập đẹp, mới nhất làm từ chất liệu tơ lụa… với các DN Việt Nam như: Vải tơ lụa, dệt trang trí nội thất, gối tựa, khăn choàng, túi xách, thảm làm bằng tay từ tơ lụa; quần áo may có thêu hạt cườm, trang phục nữ và trẻ em… và sản phẩm khác.

Thông qua buổi giao lưu, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ muốn tạo cầu nối giao thương giữa DN hai nước, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh doanh và phát triển ngành dệt may Việt Nam - Ấn Độ.

Doanh nghiệp Ấn Độ trưng bày và giới thiệu những bộ sưu tập đẹp, mới nhất làm từ chất liệu tơ lụa với đối tác Việt Nam

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, các DN trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam tham dự buổi giao lưu với mong muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác. Đồng thời xem đây là cơ hội tốt để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu kỹ thuật và công nghệ mới của ngành dệt may Ấn Độ.

Nhiều tiềm năng phát triển

Ông Bimal Mawandia - Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu tơ lụa Ấn Độ - cho biết, ngành dệt may Ấn Độ đã phát triển được chuỗi cung ứng sản phẩm hoàn thiện và là một trong những nhà cung cấp nguyên phụ liệu, tơ sợi, vải có chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Ấn Độ sang Việt Nam tăng trung bình khoảng 20%/năm.

Các DN Ấn Độ đánh giá thị trường dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là sản phẩm về lụa và cơ hội gia tăng trao đổi thương mại trong ngành dệt may giữa hai nước là rất lớn. Do đó, các DN ngành dệt may Ấn Độ mong muốn đẩy mạnh hợp tác, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác với DN Việt Nam.

Ông Bimal Mawandia - Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu tơ lụa Ấn Độ (người đứng thứ 2) trao đổi với ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh tại buổi giao thương

Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh - cho biết, quan hệ trong ngành dệt may giữa Ấn Độ và Việt Nam ngày càng phát triển. Các DN dệt may Việt Nam đánh giá cao chất lượng cũng như giá cả cạnh tranh của các sản phẩm nguyên phụ liệu dệt may từ Ấn Độ.

Theo Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh, hiện ngành dệt may Việt Nam nhập khẩu vải, sợi, nguyên phụ liệu nhiều nhất trên thế giới. Mặt khác, việc phụ thuộc quá nhiều vào một vài nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu như ASEAN và Trung Quốc sẽ hạn chế phát triển và sản xuất của các DN... Do đó việc mở rộng và tăng cường hợp tác với các DN Ấn Độ là một trong những giải pháp hiệu quả.

Doanh nghiệp dệt may Ấn Độ mong muốn đẩy mạnh hợp tác, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác với DN Việt Nam

Bên cạnh đó, DN dệt may Ấn Độ đang có lợi thế về nguyên phụ liệu, kỹ thuật, công nghệ. Do đó, các DN Việt Nam có thể liên kết và thu hút đầu tư từ DN Ấn Độ nhằm tạo ra chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy ngành dệt may của hai nước cùng phát triển.

Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 10,69 tỷ USD trong năm 2018, tăng gấp 2 lần so với năm 2016, tức là từ 5,43 tỷ USD lên 10,69 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng mạnh, từ 2,68 tỷ USD năm 2016 lên 6,54 tỷ USD năm 2018.
Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'