Thừa Thiên Huế: Xây dựng chuỗi giá trị để OCOP trở thành sản phẩm chủ lực địa phương

Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung đầu tư cho phát triển các hợp tác xã (HTX) gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đồng thời có các chính sách thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp. Trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng chuỗi giá trị để biến OCOP trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương.

Xây dựng chuỗi giá trị

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền - đại diện Công ty Hichagol (thôn Phường Hóp, xã Phong An, Phong Điền) - cho biết: Cơ sở khởi nghiệp và bước đầu thành công với dự án “Lập vùng nguyên liệu, chế biến và thương mại cây Atiso đỏ. Từ một cơ sở nhỏ, manh mún, đến nay gia đình chị đã lập công ty chuyên kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoa tươi, chị đăng ký thương hiệu chế tạo ra các sản phẩm từ hoa Atiso như nước cốt, nước cốt có hoa, mứt, trà… với năng suất mỗi hécta thu nhập khoảng 240 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều năng suất trồng lúa và các loại hoa màu khác.

Hiện các sản phẩm của Công ty Hichagol có mặt tại hầu hết tỉnh thành trên toàn quốc và tiến đến triển khai các thủ tục để xuất khẩu. Mong muốn của chị Hiền là có nguồn vốn ưu đãi đầu tư thêm máy sấy, máy đóng túi lọc để hoàn thiện dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ hoa Atiso, đồng thời xây dựng cơ sở và mở rộng vùng nguyên liệu cây trồng này thành điểm tham quan du lịch cho du khách.

5929-ocop-hue-6
Thừa Thiên Huế sẽ đưa OCOP song hành cùng kinh tế nông thôn, xây dựng chuỗi giá trị để OCOP trở thành sản phẩm chủ lực địa phương

Tại HTX mây tre đan Bao La (Quảng Phú, Quảng Điền), khởi nguồn là một làng nghề sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu và có nguy cơ mai một khi chỉ chuyên đan lát các sản phẩm mây tre gia dụng, HTX đã có bước “lột xác” ngoạn mục khi mạnh dạn cải tiến mạnh mẽ, tạo ra hàng trăm sản phẩm thủ công mỹ nghệ hữu ích… phục vụ cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong nước mà đã vươn rộng ra thị trường thế giới.

HTX Quảng Thọ 2 được nhiều người biết đến bởi sự thành công trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm trà thương hiệu “Rau má Quảng Thọ”. Từ một loại rau bình thường, trà rau má trở thành sản phẩm đặc trưng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Giải quyết đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho người sản xuất, HTX đã xây dựng nhà xưởng, dây chuyền, thiết bị, hợp đồng thu mua, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm rau má. Các dòng sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, như rau má tươi VietGAP, trà rau má túi lọc, trà rau má sao khô, bột matcha rau má. Hiện HTX đang có kế hoạch đầu tư thêm dây chuyền, máy móc tuy nhiên khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều buổi thực tế kiểm tra quy trình sản xuất và chất lượng các sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Các chủ cơ sở, mô hình đã nỗ lực trong quá trình tham gia đào tạo, tập huấn, đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn OCOP.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: Việc tham gia OCOP không chỉ để tiêu thụ được sản phẩm nhiều hơn, mà còn hơn thế, đó là phải luôn đảm bảo về mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, để giữ vững thương hiệu cho chính mình và cộng đồng, làng nghề. Đảm bảo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người dân. Đó mới là cái bền vững, lâu dài của sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Ông Thọ cũng lưu ý, các địa phương cũng như các chủ thể tham gia chương trình OCOP tiếp tục công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị, áp dụng quy trình sản xuất khoa học, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn bền vững. Tiếp tục xây dựng chuỗi giá trị, chú trọng đến năng suất, chất lượng, thị trường, biến OCOP thành sản phẩm chủ lực của địa phương.

“Đề nghị các chủ thể từng bước mở rộng vùng trồng có truy xuất nguồn gốc, theo tiêu chuẩn VietGAP trở lên. Chính quyền địa phương và các sở, ngành liên quan tiếp tục tập trung hỗ trợ người trồng sầu riêng bảo vệ thương hiệu, các thủ tục để đăng ký vùng trồng, nhãn mác, mã QR truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại, nhất là thị trường xuất khẩu chính ngạch. Tỉnh sẽ có một diễn đàn để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của những người làm sản phẩm OCOP”, ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Hầu Tỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có từ 15-20 sản phẩm 4 sao.
Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao, trong đó, 3% trên tổng sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.
Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận.
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày gần 40 gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Ngày 22/12, tại Sơn La đã diễn ra Gala “Sâm Ngọc Linh Sơn La – Từ quốc bảo thành sinh kế"
Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Sản phẩm cam Thanh Chương của tỉnh Nghệ An được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữa cơ.
Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Tối 15/12, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023
Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Từ việc kết nối, xúc tiến thương mại, các sản phẩm OCOP Quảng Nam đã và đang đến với thị trường trong và ngoài nước một cách hiệu quả.
Cách nào để sản phẩm OCOP "đứng chân" được tại kệ siêu thị?

Cách nào để sản phẩm OCOP "đứng chân" được tại kệ siêu thị?

Kệ siêu thị chỉ 1,2m nên sản phẩm OCOP phải có bao bì nhãn mác phù hợp, thương hiệu phải bắt mắt nhất mới tạo được dấu ấn với người tiêu dùng.
Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam

Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam

Từ ngày 10/12 đến 13/12, diễn ra Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam.
Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 445 sản phẩm OCOP và vươn lên đứng thứ 2 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP.
Nông sản OCOP bán chạy nhất tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ

Nông sản OCOP bán chạy nhất tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ

Trong 4 ngày được bày bán tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ, các nông sản OCOP được đông đảo người dân tham quan và chọn mua.
Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm OCOP

Có chất lượng tốt, có câu chuyện văn hoá phía sau, song việc tiêu thụ sản phẩm OCOP trong thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động