Thừa Thiên Huế: Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại điện tử

Tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh công tác quản lý kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử, qua đó chuyển cơ quan điều tra khởi tố nhiều vụ vi phạm.
Thừa Thiên Huế: Một người đàn ông tử vong khi đang hoà giải đất đai Thừa Thiên Huế: Kỳ diệu “Trái tim Hà Nội” chạy đua thời gian tiếp nối sự sống tại Huế Thừa Thiên Huế: Tạm giữ hình sự “nữ quái” tàng trữ ma tuý

Tăng quy mô, số vụ vi phạm

Theo Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế, từ tháng 10/2020 đến tháng 10/2022, các lực lượng chức năng đã phát hiện 260 vụ, xử lý 237 vụ việc vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử (trong đó, số vụ vi phạm năm 2022 tăng 153,9% so với cùng kỳ năm 2021); khởi tố 11 vụ với 251 đối tượng; xử lý vi phạm hành chính 226 vụ, xử phạt hành chính hơn 2,5 tỷ đồng; thu nộp ngân sách hơn 8 tỷ đồng.

Thừa Thiên Huế: Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại điện tử
Trưng bày để nhận biết hàng thật, hàng giả của các thiết bị, phụ tùng xe máy

Những tháng đầu năm 2023, các đối tượng thông qua hoạt động khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử, ứng dụng bán hàng trực tuyến, các trang mạng xã hội để buôn bán, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... đối với các mặt hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, rượu, bia, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bẩn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng tiêu dùng thiết yếu…

Bên cạnh đó, lợi dụng hiểu biết hạn chế của một bộ phận người tiêu dùng các đối tượng chào bán các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc gian lận về đo lường, chất lượng hàng hóa hoặc gia công, pha trộn, nhái, dán bao bì, nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng hoặc trà trộn một phần hàng giả với hàng thật… nhằm thu lợi bất chính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và hoạt động sản xuất của nhân dân.

Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cuối năm 2022, đơn vị đã mời làm việc 3 cá nhân có thu nhập từ hoạt động viết phần mềm, bán hàng online, youtube, quảng cáo trên facebook, xử lý truy thu thuế hơn 300 triệu đồng. Ngoài 3 cá nhân trên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 20 doanh nghiệp có hoạt động sử dụng dịch vụ thương mại điện tử được cung cấp bởi các nhà thầu xuyên biên giới (như: Agoda, booking…) với số thuế đã kê khai và nộp gần 5 tỷ đồng.

“Hiện, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sử dụng hệ thống mạng xã hội, dữ liệu quản lý của cơ quan thuế để xác minh thông tin của những cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok, youtube… đưa vào quản lý thuế thường xuyên theo quy định”, Đại diện Lãnh đạo Cục Thuế Thừa Thiên Huế cho biết thêm.

Ông Phan Hùng Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết, thời gian qua, Cục Quản lý thị trường thường xuyên tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, về các hành vi vi phạm, chế tài xử lý… và tiến hành kiểm tra định kỳ 8 cơ sở sử dụng website thươngmại điện tử bán hàng trên địa bàn tỉnh.

“Qua kiểm tra, các cơ sở trên chưa có hành vi vi phạm về thương mại điện tử, tuy nhiên, nhiều vụ việc khác được phát hiện, xử lý về buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi gian lận thương mại khác đều có liên quan đến sử dụng, khai thác hình thức kinh doanh trên nền tảng số”, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Hùng Sơn nhấn mạnh.

Đầu tư thiết bị, công tác quản lý

Ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, bên cạnh tình hình kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn phức tạp, trên địa bàn tỉnh đang nổi lên tình trạng kinh doanh qua hệ thống thương mại điện tử trên nền tảng số và các đối tượng thường lợi dụng mạng xã hội làm diễn đàn buôn bán, sử dụng nhà ở để làm nơi kinh doanh online, nơi cất giấu và giao nhận hàng hóa.

Thừa Thiên Huế: Tăng cường quản lý kinh doanh thương mại điện tử
Lực lượng Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế kiểm tra của hàng kinh doanh thiết bị điện tử tại TP. Huế

Trước những diễn biến có chiều hướng phức tạp này, trong thời gian tới, ngoài những nỗ lực của các cấp, các ngành hữu quan, thì những quan tâm, tạo điều kiện của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho Ban Chỉ đạo 389 các địa phương nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng để phục vụ tốt hơn trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, nhất là trong hoạt động thương mại điện tử khi mà xu hướng tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ như hiện nay là rất cần thiết”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương nhấn mạnh.

Ông Lê Thanh Hải – Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, thời gian qua, thương mại điện tử Việt Nam có những bước tăng tốc mạnh mẽ, nhất là trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 và đã trở thành một trong những thị trường ythương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Hải, song song với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, kém chất lượng, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách…

“Tình hình trên có nhiều nguyên nhân như: công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa một số cơ quan, lực lượng chức năng chưa hiệu quả; hệ thống pháp luật chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời so với yêu cầu thực tế nên hiệu quả đấu tranh còn hạn chế. Ngoài ra, nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng còn hạn chế… cũng là những tồn tại cần khắc phục”, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Lê Thanh Hải cho biết thêm.

Số liệu mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, tổng bán lẻ hàng hóa trên môi trường mạng năm 2021 đạt 13,5 – 13,7 tỷ USD; năm 2022, thị phần bán lẻ trực tuyến đạt trên 16 tỷ USD và dự báo đến năm 2025 là trên 38 tỷ USD, kéo theo dịch vụ hậu cần, chuyển phát… phát triển mạnh, nhiều công ty chuyển phát lớn có doanh thu từ đây chiếm tới 90-95%.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Các vụ điều tra phòng vệ thương mại đang gia tăng, vì vậy cảnh báo sớm sẽ tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

50 năm sau ngày giải phóng chúng ta chứng kiến nhiều câu chuyện vươn mình, lớn lên của các doanh nghiệp. Hàng hóa, dịch vụ của họ ở khắp mọi nơi, được tin dùng.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Thành phố Huế tích cực kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường hiện đại trong và ngoài nước.
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.
Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Chia sẻ của doanh nhân Việt về khát vọng đưa nông sản vươn tầm thế giới, kết nối nông dân với thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa qua từng sản phẩm.
Mobile VerionPhiên bản di động