Thừa Thiên Huế: Phiên chợ vùng cao “nhịp cầu” đưa nông sản đến với người tiêu dùng

Thông qua các phiên chợ vùng cao tại huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, Thừa Thiên Huế, nhiều nông sản, đặc sản của đồng bào dân tộc đến với người tiêu dùng.
Khám phá lễ hội Carnival Sắc màu du lịch tại Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế: Bắt giam hai đối tượng khai thác cát trộm trên sông Thừa Thiên Huế: Tặng danh hiệu Công dân tiêu biểu cho 10 cá nhân

Thời gian qua, hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, Thừa Thiên Huế thường xuyên tổ chức các phiên chợ vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng nhằm xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường sản phẩm nông sản, đặc sản thủ công mỹ nghệ; giới thiệu nét văn hóa và du lịch, ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Thừa Thiên Huế: Phiên chợ vùng cao “nhịp cầu” đưa nông sản đến với người tiêu dùng
Không gian tổ chức phiên chợ vùng cao luôn thu hút đông người dân và du khách

Tại hội chợ, các mặt hàng được bày bán, giới thiệu là các nông sản đặc trưng của địa phương như thổ cẩm dèng truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản an toàn, chuối già lùn, thịt bò vàng; đặc sản và ẩm thực truyền thống của các đồng bào dân tộc (huyện A Lưới); sản phẩm OCOP, chuối, rượu men lá, rượu nếp bản, mật ong rừng, gà bản, heo bản, măng tươi…; các món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu như cơm lam, bánh sừng trâu, cá suối nướng, heo bản, gà bản, xi hua cá, các loại rau rừng như rau ti bơn trộn, rau arui….(huyện Nam Đông).

Đại diện lãnh đạo huyện Nam Đông cho biết, phiên chợ vùng cao không chỉ là nơi giao lưu, mua bán, trao đổi các sản phẩm mang đặc trưng của địa phương do đồng bào các dân tộc Kinh, Cơ Tu… tự tay làm ra mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc.

Thừa Thiên Huế: Phiên chợ vùng cao “nhịp cầu” đưa nông sản đến với người tiêu dùng
Giới thiệu các món ăn, đặc sản địa phương của đồng bào dân tộc huyện Nam Đông

Lê Thị Quỳnh Tường - Chủ tịch Hội phụ nữ huyện A Lưới cho biết, mục tiêu của phiên chợ vùng cao là kết nối và tiêu thị các nông sản, đặc sản của bà con đồng bào dân tộc, các nông sản chủ lực của huyện A Lưới như chuối già lùn, gạo Radư, thịt bò vàng A Lưới… Từ đó, mong muốn xây dựng những thương hiệu nông sản mạnh một mặt tạo thu nhập, sinh kế bền vững cho bà con, mặt khác đây còn là điểm đến để giới thiệu cho khách du lịch biết đến A Lưới ngày một nhiều hơn

Chị Hồ Thị Nga – Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn huyện A Lưới cho biết, hiện chúng tôi đang có nhiều cửa hàng buôn bán, giới thiệu các nông sản của bà con đồng bào dân tộc như như thịt heo, thịt bò vàng, chuối các loại, gạo, mật ong từng… Tuy nhiên, sức bán mỗi ngày vẫn thất thường, bửa nhiều, bửa ít, trên dưới một triệu đồng/ngày. Khi bán tại các phiên chợ vùng cao, cửa hàng bán mỗi ngày từ 6-7 triệu đồng, rất phấn khởi. “Chúng tôi mong muốn luôn có những phiên chợ giới thiệu các nông sản, đặc sản của đồng bào dân tộc A Lưới không chỉ trong huyện, tỉnh mà cả các huyện khác. Qua đó tạo thu nhập, sinh kế bền vững hơn cho bà con”, chị Hồ Thị Nga chia sẻ thêm.

Thừa Thiên Huế: Phiên chợ vùng cao “nhịp cầu” đưa nông sản đến với người tiêu dùng
Không gian trưng bày nét văn hoá của của đồng bào dân tộc các huyện miền núi Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, ngoài việc giới thiệu các nông sản, đặc sản của bà con dân tộc thì phiên chợ còn khơi dậy ý thức trách nhiệm, sự chủ động vào cuộc trong việc sản xuất kinh doanh, quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhân dân, tạo sân chơi bổ ích lành mạnh, giáo dục thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh trong việc giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo khí thế thi đua, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới.

“Các sản phẩm tham gia giới thiệu, bày bán tại phiên chợ phải đảm bảo yếu tố truyền thống, là đặc sản của các dân tộc trong huyện, hình thức mẫu mã đẹp, độc đáo, đảm bảo giá cả phù hợp, có bảng giá, niêm yết công khai rõ ràng, các mặt hàng phải đảm bảo cung ứng đủ trong suốt thời gian diễn ra phiên chợ. Không bày bán các loại động vật quý hiếm nằm trong danh sách đỏ bị cấm của nhà nước”, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm.

Thông qua các phiên chợ, lãnh đạo các huyện Nam Đông, A Lưới còn lồng ghép các hoạt động quảng bá, giới thiệu về điểm đến du lịch, tái hiện, sân khấu hoá các lễ hội truyền thống, ca nhạc, dân vũ của đồng bào dân tộc như lễ Mừng nhà mới (Cúng nhà mới, Điệu nhảy mừng nhà mới, Mời khách vào nhà, Giao mâm, Vũ điệu hầu nhà mới, hầu khách, Tiễn khách), mừng mùa vụ mới…; trình diễn của các nghệ nhân, già làng…

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao