Thứ ba 29/04/2025 14:34

Thừa Thiên Huế: Khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi

Ngày hội văn hoá, thể thao là hoạt động truyền thống hàng năm của đồng bào các dân tộc Pa kô, Pa hy, Cơ tu, Tà ôi... của các địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tối ngày 17/5, tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huếđã diễn ra lễ khai mạc “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022.

Khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế năm 2022

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Dương Thanh Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, văn hóa các dân tộc thiểu số là một kho tàng nghệ thuật truyền thống dân gian độc đáo, nổi tiếng với những làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ với những điệu múa Tung tung, Za Zã… được thể hiện trong các lễ hội như mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, lễ kết tình thông gia... Đặc biệt là tiếng hòa tấu của tiếng trống - khèn - cồng - chiêng - phèn la - tù và… cùng đan xen với các điệu múa, trang phục dân tộc với họa tiết hoa văn độc đáo của người Cơ tu, Tà ôi, Vân kiều, Pa cô, Pahy… phản ánh tinh thần đoàn kết những tình cảm sâu lắng trong lòng người với sức sống mãnh liệt của đời sống tinh thần.

“Ngày hội là dịp giúp cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa, bản sắc của mỗi dân tộc. Đồng thời cũng là dịp để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; không ngừng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời; có nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục, vận động mọi người gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa, bản sắc của địa phương để đáp ứng và nâng cao về đời sống tinh thần góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội”, ông Dương Thanh Phước cho biết thêm.

Tiết mục biểu diễn nghệ thuật của xã Thượng Long (huyện Nam Đông) tại đêm khai mạc

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao Thừa Thừa Huế cho biết, đây là hoạt động truyền thống, được tổ chức định kỳ và luân phiên tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới; nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Festival 4 mùa năm 2022; tạo hiệu ứng tích cực trong quảng bá, góp phần kích cầu, thúc đẩy du lịch phát triển sau một thời gian dài gián đoạn do dịch Covid-19.

Các hoạt động diễn ra tại ngày hội bao gồm trình diễn các tiết mục văn nghệ quần chúng thuộc các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ, trình diễn thời trang dân tộc; thi đấu thể thao môn bóng đá, bóng chuyền, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co và các hoạt động trưng bày của các địa phương về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số, các hoạt động trình diễn nghề thủ công truyền thống như: dệt dèng, đan lát…

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trao lưu niệm cho các đơn vị tham gia

Bên lề ngày hội còn có các hoạt động trưng bày, triển lãm về những thành tựu, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, triển lãm về Bác Hồ của Bảo tàng Hồ Chí Minh; triển lãm một số dòng tranh dân gian Việt Nam của Bảo tàng Mỹ thuật Huế; trưng bày, giới thiệu sách của Thư viện Tổng hợp tỉnh; tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào trên địa bàn huyện Nam Đông...

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên