Thừa Thiên Huế: Đòn bẩy từ nguồn vốn khuyến công

Những năm qua, nguồn kinh phí từ chương trình khuyến công quốc gia và địa phương đã góp phần tích cực nhằm tạo “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển.

Khấm khá nhờ vốn khuyến công

Làng nghề tăm hương Vĩ Dạ - xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 30 hộ thành viên. Trước đây, do làm bằng thủ công nên trung bình mỗi hộ chỉ thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Từ nguồn vốn khuyến công của thị xã, một số cơ sở đã được đầu tư thiết bị hiện đại, giúp tăng sản lượng và thu nhập gấp 3 - 4 lần.

Anh Ngô Đình Tuấn - Chủ cơ sở sản xuất tăm hương ở thôn Vĩ Dạ (xã Thủy Bằng) - cho biết: Trước đây 2 vợ chồng tôi làm thâu đêm nhưng mỗi tháng chỉ được 4,5 triệu đồng. Từ khi được đầu tư mua mới máy cắt và chẻ tăm tự động, sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp, sản lượng từ 5-7 tạ ban đầu đã tăng lên 4-5 tấn/tháng, trừ mọi chi phí, vợ chồng tôi thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng.

4229-kcht
Các cơ sở rèn tại thị xã Hương Thủy đầu tư thiết bị hiện đại giúp nâng cao chất lượng, sản lượng, mẫu mã và khả năng cạnh tranh trên thị trường

Nghề rèn truyền thống ở cầu Vực - phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy có 20 hộ, trước đây, tất cả đều làm bằng thủ công nên khả năng cạnh tranh hạn hẹp. Từ năm 2008, nhờ tư vấn, hỗ trợ của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND thị xã Hương Thủy, đến nay, một số cơ sở rèn đã được đầu tư mua mới máy móc, thiết bị hiện đại giúp nâng chất lượng, sản lượng, mẫu mã và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Anh Huỳnh Thế Tiến - chủ cơ sở rèn Trường Tiến - chia sẻ: “Từ kinh phí hỗ trợ của thị xã, cơ sở rèn của tôi đã được đầu tư xây dựng quầy trưng bày sản phẩm, mua mới máy dập trục khuỷu, máy cán, máy khoan và máy búa nén khí với công dụng dập phôi thô, giải quyết được khâu nặng nhất của quy trình tạo ra sản phẩm rèn. Kết hợp công nghệ hiện đại với phương pháp rèn truyền thống, những sản phẩm ngày càng tinh xảo, chất lượng, giá thành hạ và nâng cao cạnh tranh trên thị trường. Hiện, doanh thu từ nghề rèn mang lại cho gia đình tôi trên 200 triệu đồng mỗi năm".

Phát triển bền vững các làng nghề

Ông Dương Văn Chính - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy - cho biết: Tranh thủ từ nguồn hỗ trợ khuyến công và lồng ghép từ các nguồn hỗ trợ khác, nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, trang bị nhiều máy móc thiết bị tiên tiến nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, phát triển thị trường, mở nhiều lớp đào tạo truyền nghề gắn với việc làm cho người lao động, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm, thu hút phát triển thêm nhiều dự án đầu tư mới vào sản xuất trên địa bàn... Từ đó, rất nhiều ngành nghề có bước phát triển tương đối tốt trong thời gian qua như nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản, nhóm cơ khí nhỏ, nhóm vật liệu xây dựng.

Theo ông Chính, thị xã Hương Thủy hiện có 3 đơn vị được công nhận làng nghề & nghề truyền thống gồm: làng nghề tăm hương Vĩ Dạ, làng nghề chổi đót Thanh Lam và nghề rèn truyền thống cầu Vực với giá trị sản xuất ước đạt từ 18-20 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương.

4230-khuyen-cong-huong-thuy
Nghề rèn truyền thống cầu Vực góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương

Ông Nguyễn Đắc Tập - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy - cho biết: Để hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở trong khu vực làng nghề và nghề truyền thống duy trì, phát triển, hàng năm, ngân sách thị xã dành từ 200 - 250 triệu đồng hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề cải tiến thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm”.

Hiện, các làng nghề và nghề truyền thống ở thị xã Hương Thủy đã phục hồi, các sản phẩm nông thôn xuất xứ từ làng nghề cũng được nhiều nơi biết đến. Không chỉ vậy, Hương Thủy luôn có các sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực và cấp quốc gia là tinh dầu tràm Kim Vui và đàn Tân Châu.

“Để làng nghề và nghề truyền thống phát triển bền vững, sắp tới, thị xã sẽ huy động các làng nghề và nghề truyền thống, các sản phẩm kinh doanh ở nông thôn tiếp tục cải tiến mẫu mã, chất lượng theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, cũng như có sự hỗ trợ kinh phí nhất định trong quá trình này”, ông Tập nhấn mạnh.

Hầu Tỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.
Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động