Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình tiết kiệm điện

Nhiều doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế thay đổi, dịch chuyển sản xuất sang giờ thấp điểm, tối ưu thiết bị nhằm đồng hành với ngành điện thực hiện tiết kiệm điện.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp Liên kết, phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP

Công ty điện lực Thừa Thiên Huế cho biết, thực hiện Kế hoạch triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 về tiết kiệm điện, từ đầu năm 2024 trên cơ sở danh sách khách hàng quan trọng, ưu tiên cấp điện năm 2024 đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã lập các phương thức vận hành hệ thống điện.

Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình tiết kiệm điện
Đại diện Lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế làm việc với các doanh nghiệp về chương trình tiết kiệm điện năm 2024 (Ảnh: DH)

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, đại diện lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết: Trong bối cảnh thời tiết ảnh hưởng cực đoan từ các hiệu ứng El-Nino, gây nắng nóng gay gắt sẽ kéo dài trong thời gian tới, việc đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân trên địa bàn, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được công ty chú trọng. Trong đó, đặc biệt chủ động sớm triển khai rộng rãi các giải pháp tiết kiệm điện và chủ động nắm bắt thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh của các nhà máy vào các tháng mùa khô năm 2024.

Làm việc tại các doanh nghiệp, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã chủ động thông tin về những giải pháp, nỗ lực, cũng như các kế hoạch của ngành điện trong việc đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho các khách hàng sản xuất kinh doanh. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, ngành điện cần sự đồng hành, chung tay và sự phối hợp đến từ phía khách hàng, nhà máy sản xuất công nghiệp lớn đóng trên địa bàn. Theo đó, các khách hàng cần thay đổi thói quen sử dụng, chế độ ca kíp và chủ động xây dựng lại kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết thêm, qua các buổi làm việc, các khách hàng, doanh nghiệp có sản lượng điện tiêu thụ điện lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã cam kết sử dụng điện không vượt quá mức công suất tối đa trong các khung giờ cao điểm của hệ thống, thể hiện sự đồng thuận cao đối với chủ trương tiết kiệm điện, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.

Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình tiết kiệm điện
Nhiều doanh nghiệp dệt may tại Thừa Thiên Huế thay đổi thiết bị chiếu sáng bằng bóng đèn Led, thay đổi dây ca làm việc từ giờ cao điểm sang thấp điểm (Ảnh: NT)

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Mạnh Hùng – Giám đốc Công ty Cổ phần MIKADO miền Trung (địa chỉ KCN Phú Bài, Thừa Thiên Huế) cho biết, mỗi tháng doanh nghiệp sử dụng từ 3-3,5 tỷ tiền điện. Về thực hiện chương trình tiết kiệm điện thì công ty luôn đồng hành với ngành điện tiết giảm về sản lượng, cũng như cam kết điều chuyển dây chuyền sản xuất vào giờ cao điểm sang giờ thấp điểm. Đồng thời, công ty tối ưu lại các thiết bị, máy móc cũ, đưa ra phương án hoạt động hiệu quả nhất để tiết kiệm điện, giảm bớt chi phí tiền điện cho doanh nghiệp.

Ông Lê Viết Thảo - Trưởng phòng điều hành sản xuất Công ty Sợi Phú An (Phú Bài) cho biết, thời tiết ngày càng cực đoan nhưng với tinh thần chia sẻ khó khăn với ngành điện, doanh nghiệp đã thoả thuận với ngành điện triển khai nhiều biện pháp tiết kiệm điện, hạn chế chạy máy những giờ cao điểm, cải tiến công nghệ, máy móc, thiết bị chiếu sáng. Theo ông Thảo, trung bình mỗi tháng công ty sử dụng khoảng 4 tỷ tiền điện, tuy nhiên sau khi triển khai các giải pháp tiết kiệm điện thì công ty giảm tiền điện mỗi tháng từ 60 – 100 triệu đồng.

Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm (huyện Phong Điền) là doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống dây chuyền sản xuất là các máy móc có công suất cao, tiêu thụ lượng lớn điện năng, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp tiêu thụ khoảng 10 triệu kWh.

Ông Nguyễn Văn Nhật Hoàng - Quản đốc nhà máy cho biết: Trong các năm qua, hưởng ứng các chương trình tiết kiệm điện do Nhà nước vận động, công ty đã dần tối ưu, thay đổi các thiết bị sử dụng của nhà máy, nhằm đảm bảo nhà máy vận hành theo hướng tiết kiệm điện, hướng đến đầu tư máy móc bằng công nghệ tiết kiệm điện.

Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình tiết kiệm điện
Tuyên truyền tiết kiệm điện trong trường học tại TP. Huế (Ảnh: DH)

Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch với mục tiêu phân đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ trên toàn tỉnh trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo. Giảm bớt tổn thất điện năng với hệ thống điện trên địa bàn tỉnh xuống dưới 6% vào năm 2025.

Giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện trên địa bàn tỉnh ít nhất 3% đến năm 2025 thông qua thực hiện Chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR). Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Đến hết năm 2025, phấn đấu 100% chiếu sáng đường phố sử dụng đèn Led.

Để thực hiện việc tiết kiệm điện có hiệu quả, tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan triển khai 3 phải pháp chính: Giải pháp về cải thiện hành vi sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; giải pháp về công nghệ - kỹ thuật phục vụ tiết kiệm điện và giải pháp về triển khai ứng dụng mô hình quản lý sử dụng điện tiết kiệm, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính IIP tháng 10 tăng 8,9% so cùng kỳ.
Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động