Thừa Thiên Huế: Đảm bảo xuất nhập than đá từ Lào về cảng Chân Mây

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á-châu Phi) họp bàn phương án xuất, nhập khẩu than đá từ Lào về Việt Nam thông qua cảng Chân Mây.
Bài 3: Tiết kiệm điện – Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn Thừa Thiên Huế: Xử lý nhóm thanh thiếu niên trộm xe máy còn tông cảnh sát giao thông Bài cuối: Để tiết kiệm điện thành thói quen

Vừa qua, tại Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do ông Đỗ Quốc Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi đã làm việc với Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, Bản quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần cảng Chân Mây về các phương án, trao đổi tuyến vận chuyển than từ Lào về Việt Nam qua cảng Chân Mây; chủ trương của tỉnh Thừa Thiên Huế, khả năng tiếp nhận của các kho bãi tại cảng Chân Mây, phương án kiểm soát quá trình vận chuyển than.

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo xuất nhập than đá từ Lào về cảng Chân Mây
Hiện nay, số lượng than xuất nhập tại cảng Chân Mây khoảng 6.000 tấn/ngày

Đồng thời, Đoàn công tác của Bộ Công Thương cũng đã làm việc với phía nước bạn Lào, tỉnh Quảng Trị và các đơn vị liên quan về nội dung nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam.

Trước đó, ngày 16/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cũng đã có kết luận phương án xuất, nhập khẩu than đá từ Lào sau cuộc họp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Công ty Phon Xắc chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền các tỉnh Sê Kông, Salavan, nước CHDCND Lào sớm hoàn thành các thủ tục, thống nhất phương án đầu tư tuyến đường khoảng 18km từ Lào đến cửa khẩu Hồng Vân (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) để rút ngắn quảng đường vận chuyển than từ Lào về cảng Chân Mây.

Trong quá trình vận chuyển than từ Lào về Việt Nam, qua cảng Chân Mây, đề nghị các chủ hàng và các công ty vận chuyển lưu ý phải đảm bảo an toàn giao thông, môi trường tránh tình trạng xe quá khổ,quá tải gây mất an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan hoàn thành việc đấu nối giao thông cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài tại vị trí mới để đảm bảo việc nhập khẩu hàng hóa từ Lào về qua cửa khẩu Hồng Vân theo đúng quy định hiện hành; sớm nâng cấp cửa khẩu chính thành cửa khẩu quốc tế.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị liên quan đầu tư, nâng cấp khu vực cửa khẩu Hồng Vân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, vận chuyển hàng hóa.

“Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc quản lý hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn. Tổng hợp tình hình, số liệu hoạt động thương mại biên giới; tham mưu UBND tỉnh có chính sách quản lý, điều hành hoạt động thương mại biên giới phù hợp với tình hình thực tế và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thương mại biên giới. Ngoài ra, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh theo dõi, quản lý và chỉ đạo Công ty cổ phần cảng Chân Mây thực hiện nhập, xuất than qua cảng Chân Mây phù hợp với năng lực, khả năng tiếp nhận của cảng Chân Mây và bảo đảm môi trường, không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của cảng Chân Mây”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương yêu cầu.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh rà soát, có phương án sắp xếp khu hậu phương cho hệ thống cảng Chân Mây nhằm đáp ứng lượng hàng hóa xuất, nhập khoáng sản rất lớn (gồm cả than, nhôm, sắt,…) từ nước bạn Lào đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế do hiện nay diện tích kho bãi tại khu vực Cảng Chân Mây rất hạn chế.

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo xuất nhập than đá từ Lào về cảng Chân Mây
Công ty cổ phần cảng Chân Mây tiếp tục hoàn thiện kho bãi, hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập than từ Lào về đúng quy định và lâu dài

Theo báo cáo của Công ty cổ phần cảng Chân Mây, cảng Chân Mây của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây hiện có khả năng tiếp nhận khoảng 2 triệu tấn/năm. Trường hợp đầu tư hoàn thành các kho bãi theo quy hoạch đã được phê duyệt thì có khả năng tiếp nhận hàng hóa qua cảng khoảng 5-6 triệu tấn/năm. “Hiện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo, yêu cầu việc nhập, xuất than đá phải phù hợp với khả năng tiếp nhận của cảng Chân Mây, bảo đảm môi trường và phải xây dựng phương án chuẩn bị kho bãi để đảm bảo tiếp nhận nguồn hàng than đá và các mặt hàng khác khi qua cảng Chân Mây phù hợp với định hướng nhập, xuất hàng hóa qua cảng của các đơn vị chủ hàng nhằm phát triển bền vững Cảng Chân Mây”, Đại diện Công ty cổ phần cảng Chân Mây cho biết thêm.

Cũng theo Công ty cổ phần cảng Chân Mây, hiện tại, mỗi ngày số lượng xuất, nhập than đá tại cảng Chân Mây khoảng 6.000 tấn/ngày.

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay, với diện tích 03 dự án do Công ty Cổ phần cảng Chân Mây làm chủ đầu tư tại khu cảng Chân Mây, đảm bảo đủ diện tích để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, kho, bãi đáp ứng hàng hóa qua cảng từ 5-6 triệu tấn/năm. Vì vậy, để nâng cao năng lực làm hàng qua cảng, đáp ứng lượng hàng từ Lào qua cảng trong thời gian tới thì Công ty Cổ phần cảng Chân Mây cần tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thành dự án Bến số 02-cảng Chân Mây, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ mở rộng kho bãi Bến số 01-cảng Chân Mây trong năm 2023. Đồng thời, đầu tư đầy đủ máy móc thiết bị, trang bị xếp dỡ hàng hóa, nhất là các trang thiết bị rót than hiện đại để nâng cao năng lực làm hàng hóa qua cảng, đáp ứng hàng từ Lào qua cảng trong thời gian tới.

Theo đại điện Bộ Công Thương, sau khi họp bàn, soát xét, thống nhất phương án sẽ có những đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ ngành liên quan vì hiện nay nhu cầu than từ Lào là rất lớn.

“Cần phải có phương án tiếp nhận, vận chuyển nguồn than từ Lào về Việt Nam ổn định, liên tục để cung cấp cho các nhà máy điện. Lựa chọn và có phương án xây dựng kho trung chuyển, cung ứng than cho các nhà máy bằng đường biển, trong đó có xem xét đến phương án điều chuyển, tập trung than cho các vùng/miền để tối ưu cự ly vận chuyển trong công tác cung ứng nhằm giảm giá thành than”, Đại diện Bộ Công Thương cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động