Thứ ba 29/04/2025 14:38

Thừa Thiên Huế: Các mặt hàng xuất khẩu có mặt tại 46 thị trường trên thế giới

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, đến tháng 9/2022 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế có mặt tại 46 thị trường trên thế giới.

Theo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong tháng 9/2022 ước đạt 103, 40 triệu USD, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 919 triệu USD, tăng 7,67% so với cùng kỳ và đạt 81,3% kế hoạch năm.

Dăm gỗ được tập kết tại các tàu ở cảng Chân Mây trước khi được xuất khẩu

Trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 597,36 triệu USD, tăng 20,1%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 321,66 triệu USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương Thừa Thiên Huế) cho biết, phần lớn các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong 9 tháng đầu năm 2022 đều có mức tăng, giảm so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng rõ nét.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến 9 tháng ước đạt 756,86 triệu USD, tăng 16,98% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 82,36%. Trong đó, hàng may mặc ước đạt 502 triệu USD, tăng 36,9%, gỗ và sản phẩm từ gỗ ước đạt 94,5 triệu USD, tăng 37,03%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 159,4 triệu USD, giảm 24,32%.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thuỷ sản ước đạt 21,67 triệu USD, giảm 65,87% sơ với cùng kỳ; các nhóm hàng hương và bột hương, bia, rượu sake, hàng thủ công mỹ nghệ, bao bì, xi măng… ước đạt 140,49 triệu USD, giảm 0,16%...

Theo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, hiện mặc dù kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng có tăng, giảm nhưng tính đến tháng 9/2022 các sản phẩm xuất khẩu doanh nghiệp Thừa Thiên Huế đã có mặt tại 46 thị trường trên thế giới. Trong đó, chú trọng thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, các nước Châu Âu… với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như công nghiệp chế biến, may mặc, gỗ…

Tính từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên Huế đã cấp phép cho 23 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 12.183,4 tỷ đồng (gồm 4 dự án FDI vốn đăng ký 257,17 triệu USD, tương đương 5.286,71 tỷ đồng), trong đó, địa bàn Khu kinh tế, Khu công nghiệp cấp 9 dự án với tổng vốn đầu tư 2.970 tỷ đồng; cấp điều chỉnh cho 14 dự án, trong đó điều chỉnh tăng vốn đầu tư 4 dự án, vốn đầu tư tăng thêm 461,5 tỷ đồng.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI