Theo đó, Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và cấp huyện gồm 6 tiêu chí gồm: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm. Bao gồm: quy mô vùng nguyên liệu; tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo,…); định hướng vùng nguyên liệu (tối đa 10 điểm).
Dệt Dèng là một trong những sản phẩm chủ lực của huyện A Lưới và tỉnh Thừa Thiên Huế |
Tiêu chí về sản xuất sản phẩm. Bao gồm: Quy mô sản xuất sản phẩm; giá trị sản xuất của sản phẩm; sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP; doanh nghiệp/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị (tối đa 20 điểm).
Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Bao gồm: Thiết bị, công nghệ; trình độ nhân lực công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin (tối đa 12 điểm).
Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bao gồm: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp (tối đa 18 điểm).
Tiêu chí về thị trường tiêu thụ. Bao gồm: Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước; tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm; khả năng xuất khẩu; khả năng cạnh tranh trên thị trường (tối đa 15 điểm).
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Bao gồm: Nộp ngân sách; khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện; bảo vệ môi trường; các hình thức được vinh danh (tối đa 25 điểm).
Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã và TP. Huế tổ chức Tổ tư vấn để đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố Huế xem xét quyết định công nhận sản phẩm chủ lực cấp huyện.
Trình tự đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện trải qua 2 bước sau: Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn (phòng kinh tế/kinh tế và hạ tầng chủ trì, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn,…) tập hợp các đề xuất sản phẩm chủ lục cấp huyện trên cơ sở đề xuất của UBND cấp xã/phường/thị trấn và thành lập tổ tư vấn tổ chức đánh giá để lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện theo Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện tại quy định này. Tổ tư vấn gồm có từ 5 - 7 thành viên do phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện làm tổ trưởng, các thành viên là lãnh đạo các phòng chuyên môn liên quan.
Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và quyết định lựa chọn danh mục sản phẩm chủ lực cấp huyện và đề xuất danh mục lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp.
Cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh: Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ) đánh giá lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh theo Bộ tiêu chí, trình chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định công nhận.
Trình tự đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh trải qua 3 bước. Rà soát và tổng hợp danh mục sản phẩm: Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh tổng hợp danh mục sản phẩm trên cơ sở đề xuất của cấp huyện theo địa phương và theo nhóm ngành.
Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh tổ chức họp đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí lựa chọn danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; tổng hợp đánh giá lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và Danh mục đề xuất công nhận sản phẩm chủ lực cấp tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế.