Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3/2023
Nông nghiệp - nông thôn 27/12/2022 18:57 Theo dõi Congthuong.vn trên
Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ về khắc phục thẻ vàng IUU Xuất khẩu thủy sản đối diện thách thức mới và bài toán IUU |
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo số 393/TB-VPCP ngày 27/12/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
![]() |
Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3/2023 |
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về IUU) khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động 180 ngày thực hiện chống khai thác IUU theo khuyến nghị của EC đến tháng 5/2023, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành; tổ chức các Đoàn công tác liên ngành đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai các quy định chống khai thác IUU tại các địa phương, kịp thời hướng dẫn khắc phục các tồn tại, hạn chế; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU kết quả thực hiện.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.
Bộ Công an điều tra, xử lý dứt điểm các hành vi môi giới, móc nối, tổ chức đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và các hành vi môi giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép.
Bộ Ngoại giao thực hiện công tác bảo hộ ngư dân về nước; kịp thời, kiên quyết đấu tranh các vụ việc nước ngoài bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá, ngư dân ta; chủ trì đàm phán, sớm hoàn thành việc phân định khu vực vùng biển giáp ranh, chồng lấn, chưa phân định giữa Việt Nam và các nước; trước mắt tham mưu, đề xuất ranh giới cho phép tàu cá hoạt động khai thác hải sản tại các khu vực này.
Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của các bên có liên quan, tăng cường vận động, đấu tranh với phía EC để xem xét, chia sẻ cùng đồng hành, hỗ trợ giải pháp chống khai thác IUU trong bối cảnh ngành khai thác thủy sản của Việt Nam đang chuyển đổi từ nghề cá truyền thống, quy mô nhỏ sang nghề cá hiện đại, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và địa phương định hướng thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng thời lượng, chất lượng thông tin, tuyên truyền về nỗ lực phòng, chống khai thác IUU của Việt Nam; thông tin, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân điển hình trong phòng, chống khai thác IUU.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên bố trí, phân bổ đủ nguồn vốn cho các ban, bộ, ngành và địa phương để đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá, các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân.
Bộ Tài chính có giải pháp hiệu quả để kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam; ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho các ban, bộ, ngành có liên quan và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban, bộ, ngành và địa phương có liên quan đảm bảo các giải pháp công nghệ, kỹ thuật đối với hệ thống giám sát tàu cá, thiết bị giám sát hành trình tàu cá của các đơn vị cung cấp thiết bị hoạt động thông suốt, ổn định theo quy định.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo chống khai thác IUU; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị, cá nhân không thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU...
Sau 05 năm bị EC cảnh báo "thẻ vàng", mặc dù đã có sự tiến bộ, được phía EC ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu. Nếu không khắc phục sớm thì không những không gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" mà nguy cơ còn diễn biến phức tạp. Việc gỡ cảnh báo "thẻ vàng" không phải chỉ để đối phó với EC mà vì mục tiêu phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững, đảm bảo lợi ích của người dân, của quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Vườn cà phê ba tầng sinh thái

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày

Chăn nuôi heo theo mô hình kinh tế tuần hoàn thu tỷ suất lợi nhuận lên tới 60%

Vụ ngộ độc cá chép ủ chua, ngành nông nghiệp chỉ đạo khẩn

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ
Tin cùng chuyên mục

Quản lý thiết bị giám sát hành trình: Cần xử phạt nghiêm vi phạm để răn đe

Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị khẩn để 'cứu' ngành chăn nuôi

Nông dân "đấu trí" về canh tác cà phê thông minh

Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê bền vững gắn với tăng trưởng xanh

Đắk Nông hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Chống khai thác IUU, đề xuất xử lý bằng hình ảnh các trường hợp vi phạm

Chương trình OCOP- Mỗi sản phẩm là một viên gạch tạo dựng nông thôn mới

Điện lực Đức Cơ (PC Gia Lai) đồng hành xây dựng nông thôn mới

Công ty Vương Thành Công: Thành công với cà phê hữu cơ

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Hơn 700 nông dân tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê

Xúc tiến thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Lào

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tiếp đoàn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VIPA khuyến cáo không tiêu thụ sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc

Kiểm soát chặt, ngăn nhập lậu gia cầm vào Việt Nam

Mozambique tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Việt Nam

Diện tích sầu riêng phát triển nóng, Cục Trồng trọt chỉ đạo khẩn

180 ngày hành động gỡ "thẻ vàng" trước khi Ủy ban châu Âu vào thanh tra IUU lần thứ 4
