Thủ tướng: Kon Tum cần triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Kon Tum triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

ASEAN-43: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản phối hợp triển khai hiệu quả dự án hợp tác kinh tế

Thủ tướng: Phát huy liên kết “6 nhà” để cộng hưởng sức mạnh, phát triển ngành công nghiệp sâm Thủ tướng: Phát triển Kon Tum nhanh, mạnh, toàn diện, bền vững hơn nữa Kon Tum: Đã có thiết bị phân biệt sâm Ngọc Linh thật, giả

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 376/TB-VPCP ngày 13/9/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum.

Kết luận nêu rõ, từ đầu nhiệm kỳ, trong năm 2022 và 7 tháng đầu năm 2023 tỉnh Kon Tum đạt được nhiều kết quả tích cực: Năm 2022, GRDP đạt 9,47%; đã đạt và vượt 38/39 chỉ tiêu chủ yếu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. 6 tháng năm 2023, GRDP đạt 6,8% đứng thứ 22/63 và cao nhất khu vực Tây Nguyên. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động được quan tâm; chính sách cho đồng bào dân tộc, giảm nghèo được triển khai đồng bộ...

Tuy nhiên, tỉnh Kon Tum còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức cần khắc phục như: Tốc độ tăng trưởng cao nhưng quy mô của nền kinh tế còn nhỏ nên hiệu quả mang lại chưa như mong muốn, chuyển dịch nền kinh tế còn chậm, hợp tác công tư chưa nhiều, các chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh CPI, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức (SIPAS) chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) vẫn thuộc nhóm trung bình của cả nước;...

Thủ tướng: Kon Tum cần triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum ngày 20/8. Ảnh: VGP

Thúc đẩy liên kết vùng để tạo không gian phát triển thống nhất

Về một số nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kon Tum tập trung đẩy nhanh công tác quy hoạch, khẩn trương hoàn thiện, trình phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực, không gian phát triển mới, hoàn thành trong tháng 9 năm 2023.

Chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đổi mới mô hình tăng trưởng từ khai thác tài nguyên thiên nhiên sang dựa vào đổi mới sáng tạo, năng suất lao động cao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nhất là trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn như du lịch, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến...

Thúc đẩy liên kết vùng để tạo không gian phát triển thống nhất. Gắn không gian phát triển kinh tế của tỉnh với các tỉnh khu vực Duyên hải Trung Bộ theo hành lang giao thông quốc lộ 14, 24 và hành lang biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị cao, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, vùng trồng dược liệu dưới tán rừng; tập trung xây dựng một số sản phẩm thương hiệu quốc gia và quốc tế nhất là sâm Ngọc Linh.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo. Khai thác tốt hơn lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y và các tuyến đường nối với Lào, Campuchia.

Phát triển du lịch theo hướng hiện đại, nhiều sản phẩm chất lượng cao gắn với tiềm năng, lợi thế về danh lam thắng cảnh, điều kiện tự nhiên, đặc sản riêng có, môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên nói chung, của Kon Tum nói riêng như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp... Phát triển khu du lịch sinh thái Măng Đen trở thành điểm nhấn.

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính - ngân sách nhà nước. Tăng cường các giải pháp quản lý, nuôi dưỡng nguồn thu bảo đảm bền vững; triệt để tiết kiệm chi.

Phát triển, quản lý đô thị và bố trí dân cư, bảo đảm phù hợp với điều kiện đặc trưng về sinh thái, bản sắc văn hóa địa phương. Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng phát triển, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước, quốc tế và theo hướng xanh, phát triển bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ.

Thủ tướng: Kon Tum cần triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo
Thủ tướng khảo sát tại vườn sâm Ngọc Linh, xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: VGP

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo

Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là các dự án, công trình trọng điểm. Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng thông tin, viễn thông, thủy lợi.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực tiềm năng. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng hệ thống trường dân tộc nội trú.

Đẩy mạnh thực chất, hiệu quả cải cách hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn; thúc đẩy chuyển đổi số; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tăng cường đối thoại, đồng hành và giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng quản lý đất đai, tài nguyên, rừng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, chú trọng bảo vệ và phát triển rừng. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống, các di tích lịch sử, văn hoá. Theo sát tình hình, chuẩn bị kỹ, chủ động thực hiện các phương án phòng ngừa thiên tai. Rà soát, đánh giá và có giải pháp phòng tránh sạt lở.

Tăng cường quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại; xử lý dứt điểm các vụ khiếu kiện, tranh chấp đông người, kéo dài, nhất là các vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai tại các công ty nông, lâm trường không để hình thành "điểm nóng" về an ninh trật tự.

Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dân hiến đất mở đường xây dựng nông thôn mới, nhìn từ cách làm “Dân vận khéo” ở Thanh Hóa

Dân hiến đất mở đường xây dựng nông thôn mới, nhìn từ cách làm “Dân vận khéo” ở Thanh Hóa

Phong trào hiến đất mở đường xây dựng nông thôn mới đã lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân ở các địa phương của tỉnh Thanh Hóa.
Khánh Hòa: Tiến độ bán đấu giá các cơ sở nhà, đất còn chậm

Khánh Hòa: Tiến độ bán đấu giá các cơ sở nhà, đất còn chậm

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá các cơ sở nhà, đất trong năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Hồ chứa thủy điện tiếp tục tăng lưu lượng điều tiết

Thừa Thiên Huế: Hồ chứa thủy điện tiếp tục tăng lưu lượng điều tiết

Nhằm đảm bảo cho công trình và vùng hạ du, các hồ chứa thủy điện tại Thừa Thiên Huế tiếp tục điều chỉnh lưu lượng vận hành điều tiết nước qua tràn và tuabin.
11 tháng, Khánh Hòa thu hơn 30.217 tỷ đồng từ du lịch

11 tháng, Khánh Hòa thu hơn 30.217 tỷ đồng từ du lịch

Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng lượt khách lưu trú tại Khánh Hòa ước đạt 6,55 triệu lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt hơn 30.217 tỷ đồng.
Thừa Thiên Huế: Hơn 335 lô hàng tại chợ Khe Tre bị cháy trong đêm

Thừa Thiên Huế: Hơn 335 lô hàng tại chợ Khe Tre bị cháy trong đêm

Toàn bộ tài sản, hàng hoá tại chợ Khe Tre, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngọn lửa thiêu rụi trong đêm sau vụ cháy lớn.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, 2 tuyến đường thí điểm dành cho xe đạp dọc sông Tô Lịch và quanh công viên Hòa Bình sẽ cần khoảng 10 tỷ đồng.
Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Để tìm kiếm thị trường bền vững cho nông sản, tỉnh Điện Biên đã tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Thời gian qua, diện tích trồng dâu nuôi tằm của Lâm Đồng nói riêng, trong cả nước nói chung ngày càng tăng, là tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam.
Đà Nẵng tính chuyện làm kinh tế đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi

Đà Nẵng tính chuyện làm kinh tế đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi

Từ quý I/2024 – 2028, Đà Nẵng thí điểm tổ chức dịch vụ phục vụ du lịch về đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi, tạo điểm đến mới cho du khách, thúc đẩy kinh tế đêm.
Thanh Hóa: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông

Thanh Hóa: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông

UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông và các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá

Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá

Với tiềm năng sẵn có, Bắc Kạn có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, từ đó kích cầu giao thương, tiêu thụ hàng hoá.
Thừa Thiên Huế: 27 sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên

Thừa Thiên Huế: 27 sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên

Tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt danh sách 27 sản phẩm, bộ sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu miền Trung - Tây Nguyên.
Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Năm 2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Dương đạt 1 tỷ 136 triệu USD, cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ.
Bắc Ninh: Tháp Thần Nông được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam

Bắc Ninh: Tháp Thần Nông được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam

Tháp Thần Nông (Bắc Ninh) hình hạt lúa ghép từ 1.012 chiếc cối đá vừa được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam.
Hà Nội kết nối phát triển sản phẩm du lịch Golf

Hà Nội kết nối phát triển sản phẩm du lịch Golf

Chiều 1/12, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị “Định hướng và liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương”.
Khánh Hòa gia hạn tiến độ thực hiện nút giao thông nghìn tỷ ở Nha Trang

Khánh Hòa gia hạn tiến độ thực hiện nút giao thông nghìn tỷ ở Nha Trang

Chính quyền tỉnh Khánh Hòa thống nhất chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện dự án nút giao Ngọc Hội (TP. Nha Trang) đến ngày 30/11/2024.
Thanh Hoá: Quyết liệt xử lý xe ô tô vi phạm tải trọng, kích thước thùng

Thanh Hoá: Quyết liệt xử lý xe ô tô vi phạm tải trọng, kích thước thùng

Lực lượng Cảnh sát giao thông Thanh Hoá đã xử lý gần 9.000 trường hợp vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng, vi phạm kích thước, cải tạo thành thùng...
Công an tỉnh Thái Bình liên tục xếp top đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành năm 2023

Công an tỉnh Thái Bình liên tục xếp top đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành năm 2023

Theo kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thành phố tỉnh Thái Bình năm 2023, Công an tỉnh đạt 96,11%, xếp hạng Xuất sắc.
Thiếu hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đang “cản bước” thu hút vốn FDI vào miền Trung

Thiếu hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đang “cản bước” thu hút vốn FDI vào miền Trung

Khu vực miền Trung có nhiều ưu thế thu hút vốn FDI nhưng cũng còn nhiều “điểm yếu” cần khắc phục, nổi bật là còn đang thiếu hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ.
Việt Nam và Trung Quốc ký 21 thỏa thuận kinh tế về thúc đẩy xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản

Việt Nam và Trung Quốc ký 21 thỏa thuận kinh tế về thúc đẩy xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản

Tại Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam – Trung Quốc (Móng Cái– Đông Hưng) năm 2023 có 21 thỏa thuận, hợp đồng được ký kết.
Quảng Ninh: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Đông Hưng

Quảng Ninh: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Đông Hưng

Diễn đàn là một trong những sự kiện chính, quan trọng trong Hội chợ thương mại – du lịch quốc tế Việt – Trung 2023 lần thứ 15 được tổ chức tại Quảng Ninh.
Thái Bình: Hôm nay khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Thái Bình: Hôm nay khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Tối ngày 1/12, UBND tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc "Thai Binh Homecoming Day".
Độc đáo màn giao lưu hát đối Việt Nam - Trung Quốc trên sông biên giới Bắc Luân

Độc đáo màn giao lưu hát đối Việt Nam - Trung Quốc trên sông biên giới Bắc Luân

Giao lưu hát đối trên sông biên giới, giữa thanh niên TP. Móng Cái và TP. Đông Hưng là một hoạt động đặc sắc, riêng có nơi biên giới Việt - Trung.
Quảng Nam xử phạt 131 vụ vi phạm khai thác IUU trong năm 2023

Quảng Nam xử phạt 131 vụ vi phạm khai thác IUU trong năm 2023

Năm 2023, tỉnh Quảng Nam xử phạt hành chính 131 vụ vi phạm khai thác IUU với tổng số tiền xử phạt gần 1,9 tỷ đồng.
Nâng tầm thương hiệu sản phẩm cá chình bông Phú Yên từ chỉ dẫn địa lý

Nâng tầm thương hiệu sản phẩm cá chình bông Phú Yên từ chỉ dẫn địa lý

Sớm xây dựng chỉ dẫn địa lý sẽ giúp sản phẩm cá chình bông của tỉnh Phú Yên được quản lý chất lượng tốt hơn, từ đó nâng cao giá trị, phát huy danh tiếng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động