Thủ tướng: Đừng đào tạo thứ người ta không cần

Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” sáng 16/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ LĐTB&XH suy nghĩ thiết kế và đề xuất một “hiệp ước xã hội”…

Các ý kiến phát biểu tại Diễn đàn đều khẳng định vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, về đào tạo nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp theo địa chỉ đặt hàng và thị trường lao động.

thu tuong dung dao tao thu nguoi ta khong can
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Có ý kiến cho rằng, giáo dục nghề nghiệp là con đường gia nhập thị trường lao động nhanh nhất, có việc làm tốt và thu nhập ổn định.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thời gian qua, chất lượng giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tăng lên đáng kể, bởi 3 lý do: Tiếp nhận tầm nhìn, công nghệ quốc tế; đẩy mạnh tự chủ và gắn kết doanh nghiệp với nhà trường. “Học nghề ra có việc làm tốt là tự nhiên nhiều người sẽ học”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói và khẳng định cần có sự chung sức giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong vấn đề này.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng cần coi doanh nghiệp là động lực chính phát triển đào tạo nghề, coi trọng cả 3 không gian đào tạo là xưởng, trường và không gian mạng. Doanh nghiệp cần 5 đồng hành với các trường: Tham gia đầu tư, mở trường; đặt hàng; tham gia giảng dạy, đào tạo; thẩm định đầu ra; tuyển dụng.

Về phía doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Vietjet Nguyễn Thanh Hà cho rằng sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng lực lượng lao động, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam là thực sự cần thiết để tránh lãng phí các nguồn lực trong xã hội, nâng cao hiệu quả đào tạo. Doanh nghiệp sẽ có những đóng góp thiết thực nhất vào các bước hoàn thiện quy trình, nội dung giáo dục nghề nghiệp.

Thiếu thầy, thiếu cả thợ

Phát biểu kết luận diễn đàn, Thủ tướng nhìn nhận các đại biểu đã đóng góp những ý kiến, kinh nghiệm tốt, có giá trị cho sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta.

“Tôi đã nêu trước Quốc hội rằng nguồn lực phát triển đất nước ta không phải là rừng vàng biển bạc, cái chính là gần 100 triệu người Việt Nam”, Thủ tướng nói. Kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia phát triển cho thấy khi các điều kiện khác không thay đổi thì nhân lực có kỹ năng, nhất là những người có tay nghề cao, đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo năng suất lao động vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng GDP, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong 30 năm trở lại đây, gia tăng dân số và lực lượng lao động đã là một động lực quan trọng, đóng góp to lớn cho thành tựu tăng trưởng GDP quốc gia. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một cách thực tiễn rằng kể từ năm 2013, quy mô lao động của Việt Nam đã bắt đầu tới hạn so với quy mô của nền kinh tế. Vì lẽ đó, nâng cao năng suất chất lượng của lực lượng lao động có vai trò sống còn trong cải thiện tốc độ tăng trưởng và trong nỗ lực tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

“Chúng tôi đã khẳng định giáo dục nghề nghiệp vẫn giao cho ngành LĐTB&XH tiếp tục quản lý. Vấn đề này gây nhiều tranh cãi nhưng rõ ràng việc này giao cho Bộ LĐTB&XH là đúng và cần thiết để nâng cao tính chuyên nghiệp”, Thủ tướng nói. Chúng ta đã xác định được đến 130 nghề trọng tâm, đã có 40 trường nghề trọng điểm, chất lượng cao. Nhiều trường có chương trình tốt và đặc biệt là 3 năm gần đây thì tuyển sinh của các trường dạy nghề vượt chỉ tiêu. Đây là dấu hiệu đáng mừng.

Việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, có thể nêu ra rất nhiều tấm gương tốt về đào tạo trong doanh nghiệp, trường bên cạnh doanh nghiệp như THACO Chu Lai, Viettel, Vingroup, Vietjet… và trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, có nhiều doanh nghiệp có trường dạy nghề tốt như Samsung, có thể đào tạo đến vài trăm nghìn lao động.

Nhấn mạnh vai trò doanh nghiệp, Thủ tướng dẫn câu nói của GS. Robert Kaplan (Đại học Harvard) rằng “quốc gia là con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo”, nếu tay chèo yếu thì con thuyền không vượt lên được.

thu tuong dung dao tao thu nguoi ta khong can
Ảnh VGP/Quang Hiếu

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra rằng còn có những khó khăn, khuyết điểm trong giáo dục nghề nghiệp. Đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ nói chung còn thấp. Việt Nam có số lao động đứng thứ 3 ASEAN nhưng lực lượng lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo mới đạt trên 22%, chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Singapore.

Cơ cấu lao động qua đào tạo, xu hướng chuyển dịch có sự bất hợp lý, vẫn còn phổ biến tình trạng thiếu thầy, thiếu cả thợ chứ không phải “thừa thầy, thiếu thợ”. Vẫn còn tâm lý của cha mẹ là con mình không vào được đại học thì mới học nghề. Nhiều người làm trái ngành nghề.

“Người ta nói mạng lưới cơ sở dạy nghề của nước ta như chiếc áo ngũ sắc với không ít miếng vá víu từ vải cũ. Người ta nói tính đồng bộ của các trường dạy nghề là vấn đề cần quan tâm hơn, kể cả cơ sở thực hành, kỹ năng khác”, Thủ tướng chia sẻ. Chúng ta chưa có sự tổng hợp phân tích, đánh giá lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài quay về nước. Lực lượng này được được phát huy thế nào ở Việt Nam.

“Chúng ta có quy mô dân số đứng thứ 13, 14 trên thế giới và đặc biệt là chúng ta có quy mô nền kinh tế đứng thứ 37, 38 nhưng chúng ta chưa vào được TOP 50 thế giới về đào tạo nghề nghiệp”, Thủ tướng trao câu hỏi này cho Bộ trưởng LĐTB&XH, các tỉnh, các nhà trường, doanh nghiệp. “Vì vậy, tại hội nghị này, chúng ta mong giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam có khát vọng mãnh liệt hơn nữa để vươn lên sánh ngang bằng với các nước tiên tiến khu vực và thế giới. Chỉ có như thế ta mới đưa được nền kinh tế thăng tiến trong chuỗi giá trị cao hơn”.

Trái tim nóng, cái đầu thông minh, bàn tay hành động

Thủ tướng cho rằng phải bảo đảm 3 nguyên tắc. Trước hết, cần bám sát hơn nữa vào nhu cầu thực tiễn của thị trường, bảo đảm hài hòa cung cầu về lao động có kỹ năng nghề. Thứ hai, phát triển đào tạo nghề với chuẩn mực chất lượng quốc tế để đáp ứng yêu cầu cao các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thứ ba, nâng cao tính dự báo, cần hiểu, nắm bắt nhanh nhạy và dự báo sớm được nhu cầu nhân lực kỹ năng cao của doanh nghiệp và nền kinh tế trong giai đoạn tới để định hướng hợp tác doanh nghiệp, nhà trường.

“Anh đừng đào tạo thứ người ta không cần”, Thủ tướng nói và đề nghị Bộ LĐTB&XH suy nghĩ thiết kế và đề xuất một “hiệp ước xã hội”, đó là cơ chế hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và Chính phủ trên các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm để gắn kết nội dung, chất lượng đào tạo nhân lực kỹ năng cao với nhu cầu thị trường và nền kinh tế.

Theo đó, doanh nghiệp được tham gia xây dựng nội dung đào tạo, cử cán bộ tham gia đào tạo, tiếp nhận học viên thực tập liên thông doanh nghiệp - nhà trường trong quá trình đào tạo học viên khi tốt nghiệp.

Đối với nhà trường, tập trung tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao chất lượng chuyên môn, tiếp cận kỹ năng mới từ doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng giảng dạy, trang thiết bị học tập, thực hành.

Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi với một tinh thần cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào, doanh nghiệp nào tham gia đào tạo, sử dụng nhiều học viên từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì được hưởng ưu đãi. Muốn trò giỏi thì phải có thầy hay, khi “thầy ra thầy” thì “thợ mới ra thợ”.

Các tỉnh, thành phố, các địa phương có trường đào tạo nghề cần ưu tiên các dự án có sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, ví dụ dành 10 -15% các dự án trên địa bàn, từ đó có thể gắn kết nhà trường và doanh nghiệp, đồng thời gián tiếp vào quá trình đào tạo nhân lực.

Bộ LĐTB&XH, các bộ, ngành đề xuất các mô hình mới về đào tạo nghề, thí điểm mô hình đào tạo học sinh sau trung học cơ sở học vào học cao đẳng… Xây dựng cơ sở dữ liệu mở giáo dục nghề nghiệp quốc gia để dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm, nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo.

Không chỉ có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, cha ông ta còn có câu “Của bề bề không bằng có nghề trong tay”, “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, Thủ tướng nêu rõ, sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp là sự nghiệp có ảnh hưởng đến thành bại của công cuộc phát triển một quốc gia trong quá trình chuyển đổi.

Nhấn mạnh đây không phải một hội nghị lý thuyết mà phải có hành động sau hội nghị, Thủ tướng cho rằng phải có sản phẩm từ hội nghị, đó là một Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động của Việt Nam. Chỉ thị này sẽ do Bộ LĐTB&XH chủ trì cùng với các bộ, ngành xây dựng, sớm trình Thủ tướng.

Thủ tướng cũng nhất trí cho rằng, cần có trái tim nóng, cái đầu thông minh, bàn tay hành động để đưa giáo dục nghề nghiệp phát triển.

thu tuong dung dao tao thu nguoi ta khong can
Thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức “Nhà nước, doanh nghiệp, nhà trường đồng hành đổi mới, nâng cao chất ượng giáo dục nghề nghiệp, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đặc biệt là gần 90.000 thầy cô trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Tại diễn đàn, Thủ tướng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho anh Trương Thế Diệu, người đoạt Huy chương Bạc Kỳ thi tay nghề thế giới vừa qua.

Thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức “Nhà nước, doanh nghiệp, nhà trường đồng hành đổi mới, nâng cao chất ượng giáo dục nghề nghiệp, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”./.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật quý giá gắn liền với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời, qua các thế hệ.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng yêu cầu kịp thời bố trí kinh phí để đảm bảo việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... theo đúng quy định.
Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Dự thảo Nghị định thi hành Luật Địa chất và khoáng sản hướng đến phân cấp mạnh mẽ, cải cách thủ tục, rõ trách nhiệm và minh bạch trong quản lý khoáng sản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.
Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Nhiều ý kiến đề xuất sửa Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bịt lỗ hổng pháp lý, tăng hiệu lực chế tài và đảm bảo quyền cá nhân trong chuyển đổi số.
Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 vừa qua của Tổng thống Nga V. Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan sau sáp nhập.
Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm thể chế hóa ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68, áp dụng từ 01/10/2025 để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi tăng trưởng.
Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian thi công dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình, phấn đấu vượt tiến độ ít nhất 6 tháng, hoàn thành trong năm 2026.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng kỳ vọng Bắc Ninh sẽ viết nên kỳ tích sông Cầu.
Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ ngày 15-16/5, Thủ tướng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung 2 nước.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhấn mạnh yêu cầu miễn giảm thuế cho R&D, báo chí, khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảo tính liên thông, đồng bộ trong bố trí nhân sự sau Đại hội XIV.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng ưu đãi cho đổi mới sáng tạo, siết gian lận thuế, tránh ưu đãi tràn lan.
Mobile VerionPhiên bản di động