Thủ tướng: Phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp

Thủ tướng nhấn mạnh giải pháp trọng tâm trong dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội trình đại hội Đảng là phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp.
Thủ tướng giao EVNNPT làm đường dây 500kV Hải Phòng - Thái Bình Chính phủ sẽ sớm ban hành các nghị định về điện gió Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ tư Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Báo cáo Kinh tế - xã hội cần phản ánh đúng, không tô hồng, không bôi đen

Sáng 13/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu Ban Kinh tế - xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, chủ trì phiên họp thứ tư của Tiểu ban.

Thủ tướng: Phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp
Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại phiên họp, Tiểu ban tập trung thảo luận về các nội dung chủ yếu bổ sung, cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội từ sau Hội nghị Trung ương 10.

Phát biểu kết luận phiên họp, tiếp thu các ý kiến góp ý, Thủ tướng nhấn mạnh tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận trong tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội. Cụ thể, cần bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; tính chiến đấu và tính cách mạng mạnh mẽ hơn; tính khả thi, tính thực tiễn và tính hiệu quả cao hơn; nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, vượt qua giới hạn thực tiễn và vượt qua giới hạn của chính mình. Báo cáo Kinh tế - xã hội phải liên thông với Báo cáo Chính trị và các văn kiện khác, cụ thể hóa tư tưởng lớn của Báo cáo Chính trị; tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

"Dự thảo Báo cáo cần phản ánh đúng thực trạng, không tô hồng, không bôi đen trên cơ sở số liệu thống kê; đồng thời chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, nút thắt. Phải bảo đảm tính khả thi để thực hiện thành công mục tiêu 100 năm thành lập Đảng, hướng tới mục tiêu 100 năm thành lập nước", Thủ tướng nêu rõ.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm tính súc tích, ngắn gọn, ở tầm chiến lược của văn kiện đại hội; có các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch cụ thể.

Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược

Đáng chú ý, về phần nhiệm vụ, giải pháp trong dự thảo Báo cáo, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung, đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng và nhân lực); trong đó tập trung cải cách thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" và là "đột phá của đột phá".

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm từ 3%-5% tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ. Quản trị phải thông minh, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong lãnh đạo, quản lý và điều hành của Đảng, Nhà nước, trợ lý ảo cho công dân.

Môi trường đầu tư kinh doanh phải thực sự thông thoáng; đặc biệt là xây dựng một cửa quốc gia về xúc tiến và thu hút đầu tư theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, để nhà đầu tư chỉ cần làm việc tại một cửa này, không phải đến nhiều cửa, đến từng bộ, ngành, cơ quan như hiện nay.

Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động tối đa nguồn lực trong dân, nguồn lực doanh nghiệp bằng các mô hình cụ thể, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh bệnh dàn trải và bệnh hình thức, mang lại hiệu quả cân đong, đo đếm được.

Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, lấy kinh tế tư nhân làm động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và có cơ chế, mạnh dạn đặt hàng, giao một số việc lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân; đồng thời phân tích rõ vai trò, vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thành lập doanh nghiệp mới; ươm tạo, phát triển nhân tài trong các lĩnh vực và doanh nghiệp tiềm năng; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và nâng cao chất lượng, nâng tầm doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thành doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp dẫn dắt, doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng trong khu vực, thế giới.

Bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội. Tăng cường phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí.

Dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội đã được Hội nghị Trung ương 10 tháng 9/2024 cho ý kiến. Gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có 2 cuộc họp với Thường trực Tiểu ban (cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban ngày 27/02/2025 và cuộc họp riêng với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - xã hội ngày 6/3/2025) cho ý kiến định hướng hoàn thiện dự thảo Báo cáo.
Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước Quốc hội.
Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Không phải ngẫu nhiên báo chí được đặt lên hàng đầu trong Nghị quyết 68: khi doanh nghiệp cần niềm tin, báo chí không thể đứng ngoài sự thật.
Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Tin cùng chuyên mục

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Mobile VerionPhiên bản di động