Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng về 2 dự án cao tốc và quy hoạch khoáng sản cho Lâm Đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo sớm giải quyết những vướng mắc cho Lâm Đồng liên quan đến 2 dự án cao tốc và quy hoạch khoáng sản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Thung tại Lâm Đồng Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước vì Tây Nguyên, Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ tiếp nhận ủng hộ Chương trình 'Xóa nhà tạm, nhà dột nát' tại Lâm Đồng

Ngày 25/8, đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2023 và 7 tháng năm 2024; nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2024.

Ngành du lịch tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng

Báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác, ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lâm Đồng cho biết, trong 7 tháng năm 2024, địa phương đạt được một số kết quả tích cực quan trọng, nhưng bên cạnh đó nhiều khó khăn, vướng mắc mà tỉnh Lâm Đồng đang cần Trung ương tháo gỡ.

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng về 2 dự án cao tốc và quy hoạch khoáng sản cho Lâm Đồng
Toàn cảnh buổi làm việc. (Ảnh: CTV)

Theo báo cáo, kinh tế tỉnh cố gắng duy trì đà tăng trưởng, tăng 2,97%; thu ngân sách nhà nước đạt 8.293 tỷ đồng (đến ngày 19/8), bằng 58,61% dự toán địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, liên kết chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong chăn nuôi được mở rộng. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng duy trì ổn định; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,71% so cùng kỳ. Ngành du lịch tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tốt; khách du lịch đạt 6,8 triệu lượt, tăng 12,8% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 396.000 lượt, tăng 39,9%.

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng về 2 dự án cao tốc và quy hoạch khoáng sản cho Lâm Đồng
Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó cho Lâm Đồng về 2 dự án cao tốc và quy hoạch khoáng sản. (Ảnh: CTV)

Lâm Đồng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm giải quyết như cho điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương theo quy định điều 18 luật PPP năm 2020. Xem xét hỗ trợ thêm nguồn vốn ngân sách Trung ương 2.410 tỷ đồng (không quá 50% tổng mức đầu tư) và cho phép được áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm cho dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; hỗ trợ thêm nguồn vốn ngân sách Trung ương 922 tỷ đồng cho dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.

Với dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc điều chỉnh cục bộ 4 đoạn tuyến với tổng chiều dài 35,64 km/66 km. Điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất theo hướng tuyến điều chỉnh và khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 1222/TTg-CN ngày 25/11/2023); cập nhật lại diện tích của dự án theo hướng tuyến điều chỉnh.

Đồng thời Lâm Đồng đề nghị Chính phủ, xem xét, quyết định hình thức hạn chế, cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với các khu vực khoáng sản có tính chất đặc thù, trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển tài sản công, bảo vệ tài nguyên khoáng sản thực hiện các dự án, công trình cấp bách, quan trọng đặc biệt là các dự án đầu tư công; các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng, các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Địa phương được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác trên phần diện tích không có khoáng sản được loại bỏ trên cùng một khu vực đã quy hoạch. Rà soát và loại trừ các khu vực đã được khoanh định là khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản nhưng chưa cập nhật vào Quy hoạch khoáng sản trong quá trình cấp giấy phép hoạt động khoáng sản để UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai các công trình, dự án đầu tư vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Ba điểm đột phá để phát triển

Tỉnh Lâm Đồng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, xem xét điều chỉnh Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch khoáng sản 866). Cụ thể, đưa ra khỏi các khu đô thị, khu dân cư nông thôn hiện hữu chồng lấn quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng huyện… nhằm giải quyết các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, cộng đồng dân cư, các tổ chức liên quan.

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng về 2 dự án cao tốc và quy hoạch khoáng sản cho Lâm Đồng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (Ảnh: CTV)

Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các bộ, ngành có ý kiến đánh giá, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.

Thủ tướng chia sẻ với những khó khăn mà tỉnh Lâm Đồng vừa phải vượt qua, gần 8 tháng thiếu Chủ tịch HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, trong bối cảnh khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân Lâm Đồng vẫn cố gắng vượt qua.

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng về 2 dự án cao tốc và quy hoạch khoáng sản cho Lâm Đồng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: CTV)

Thủ tướng đề nghị cần nhìn thẳng vào sự thật, tăng trưởng 6 tháng của Lâm Đồng đạt thấp so với cả nước, phát triển kinh tế chưa xứng với tiềm năng khác biệt, lợi thế. Năng lực cạnh tranh giảm sút, thu hút đầu tư kém. Thủ tướng đề nghị tỉnh Lâm Đồng nhanh chóng ổn định tình hình, đoàn kết trong thường trực, lan tỏa ra Ban chấp hành và lan tỏa ra toàn xã hội để có sự thống nhất trong Đảng, trong nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng cho rằng, Lâm Đồng cần xác định kết nối vùng là rất quan trọng, lấy yếu tố con người làm trung tâm. Với Lâm Đồng có 3 điểm đột phá để phát triển. Thứ nhất, tập trung phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng thành quả cách mạng 4.0; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp. Thứ hai, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phát triển công nghiệp giải trí, kinh tế đêm. Thứ ba, dành thời gian nghiên cứu cơ chế chính sách để huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp người dân đầu tư vào hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục,…

Đối với những vướng mắc tại 2 dự án cao tốc và quy hoạch khoáng sản, Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với các cơ quan có liên quan, các bộ ngành và tỉnh Lâm Đồng họp bàn giải quyết những vướng mắc và có tờ trình Thủ tướng giải quyết trước ngày 15/9/2024.

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, cùng Lâm Đồng ban hành kết luận buổi làm việc sát với thực tế, khả thi, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, nói là làm, hứa là phải thực hiện, thực hiện thì phải có kết quả…

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động