Thứ trưởng Đặng Hoàng An: Công nghiệp giữ vai trò trụ cột tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì vai trò trụ cột tăng trưởng của Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An: Bộ Công Thương đã tập trung cao độ để đưa các dự án yếu kém ra khỏi danh sách “đen” Thêm định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Tìm hướng phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng

Công nghiệp mang lại diện mạo mới cho các địa phương

Chia sẻ tại Hội thảo “Phát triển công nghiệp - đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” chiều ngày 19/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, nhìn lại thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng, lĩnh vực công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng đã đạt được những bước tiến vượt bậc, mang lại diện mạo mới cho hầu hết các địa phương của vùng.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An: Công nghiệp giữ vai trò trụ cột tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu tại hội thảo

Trong đó, có địa phương của vùng đã thay da đổi thịt, vươn lên từ một tỉnh thuần nông nghèo thành cánh chim đầu đàn về phát triển công nghiệp, xuất khẩu hàng hoá của cả nước như Bắc Ninh; có những địa phương đã hoàn nhiệm vụ trọng yếu kết nối các hoạt động tăng trưởng về kinh tế và công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

"Trong gần 17 năm qua, công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng mà nổi bật là Tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng, còn gọi là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ" - Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của vùng có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tạo nền tảng để phát triển bền vững, tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, thu hút lao động từ nông nghiệp, nông thôn; tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn trong vùng.

Quá trình thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 mặc dù chịu không ít tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp của hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng luôn giữ vững và duy trì đà tăng trưởng cao.

Quy mô, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng; tỉ trọng của khu vực nông nghiệp giảm; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện.

Đưa ra dẫn chứng, Thứ trưởng Đặng Hoàng An thông tin, tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 cả vùng ước đạt 251 nghìn tỷ đồng; đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt 319,18 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 4,9%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020 đạt 551,77 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 11,75%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

Trong đó, thành phố Hà Nội đạt giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất, tiếp đến là Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh…;

Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 của Vùng đạt 94,6% (không bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp), trong đó công nghiệp xây dựng là 44,76%, Dịch vụ 49,33%. So với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hai khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã đạt 99,6% mục tiêu đến năm 2020 (mục tiêu được phê duyệt là 94,5%).

Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì vai trò trụ cột tăng trưởng của vùng (tập trung tại một số tỉnh, thành phố của Vùng như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng), tỷ trọng GDP ngành công nghiệp - xây dựng của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước đã tăng từ 28,6% năm 2016 lên 30,7% GDP năm 2020, tập trung chủ yếu từ các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Điện, điện tử, lắp ráp ô tô, đóng tàu, dệt may, công nghiệp phụ trợ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả phát triển công nghiệp vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, công nghiệp có bước phát triển đáng kể nhưng còn phụ thuộc vào vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng. Huy động vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp còn hạn chế và đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao đang là nút thắt cản trở sự phát triển kinh tế.

"Công nghiệp chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững; ngành công nghiệp chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thiếu trọng tâm và chưa đi vào chiều sâu; mới chủ yếu hướng tới các mục tiêu ngắn hạn, chưa có tầm nhìn dài hạn thiếu tính bền vững; nội lực của nền công nghiệp của một số tỉnh còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay.

Các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng chủ yếu có quy mô nhỏ, chưa đủ tầm cạnh tranh và tham gia sâu và lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị công nghiệp thế giới và khu vực. Chất lượng sản phẩm công nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cũng như doanh nghiệp công nghiệp và năng suất lao động trong ngành công nghiệp còn thấp, chưa được cải thiện. đánh giá tổng thể, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động ngành công nghiệp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đột phá.

Bên cạnh đó, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp công nghiệp trong Vùng nói riêng vẫn còn lạc hậu, nguồn lực đầu tư còn thấp, tốc độ đổi mới còn chậm. Do vậy, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp còn rất hạn chế, giá trị gia tăng thấp. Kinh tế số, kinh tế tri thức tuy có sự phát triển nhưng chưa trở thành động lực chính trong phát triển công nghiệp.

Phát triển công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ để lan tỏa sang các ngành kinh tế khác, vẫn còn chú trọng vào lao động giá rẻ, chưa tận dụng tốt được lợi thế trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, chưa khai thác được lợi thế, tiềm năng cũng như cơ hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia vào các hiệp định thương mại tự do hiện nay.

Các động lực tăng trưởng chưa được phát huy hiệu quả, hoạt động của các Khu công nghiệp kết nối với các cụm liên kết trong sản xuất công nghiệp còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp mũi nhọn; tỷ trọng giá trị gia tăng trong sản phẩm khai khoáng thấp, tốc độ tăng của giá trị sản phẩm gia tăng thấp hơn tốc độ tăng của giá trị sản xuất, phạm vi và tốc độ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khiêm tốn; thị trường nguyên phụ liệu phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế.

Tập trung nguồn lực vào các ngành công nghiệp công nghệ cao

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đã xác định phương hướng phát huy lợi thế vùng thúc đẩy cơ cấu lại các ngành kinh tế . Theo đó, vùng đồng bằng sông Hồng tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: Điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, ngân hàng, tài chính, du lịch, viễn thông, y tế chuyên sâu. Mở rộng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo. Tập trung xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trên cơ sở đó, cần xác định rõ các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Cụ thể, về quan điểm, phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, dân số và nguồn nhân lực chất lượng cao; chủ động hội nhập với khu vực và thế giới nhằm tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Tập trung nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng ổn định và bền vững.

Tăng cường, đẩy mạnh liên kết vùng đi vào thực chất, phát huy những tiềm năng, lợi thế của từng tỉnh, kết hợp phát triển hài hòa giữa công nghiệp của các tỉnh với công nghiệp toàn vùng để tạo cơ sở thúc đẩy tính hợp tác hóa cao trong phát triển công nghiệp.

Chú trọng phát triển công nghiệp vùng theo hướng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các di sản văn hóa và các khu vực định hướng phát triển du lịch; phát triển công nghiệp lưỡng dụng phục vụ quốc phòng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Về định hướng đến năm 2025, phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh như: Công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, ô tô, xe máy, sản xuất dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm; phát triển một số ngành công nghiệp hóa chất, khai thác than, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản;

Liên kết nội vùng, ngoại vùng để hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa theo hệ thông cách đồng bộ nhằm sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp;

Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như: cơ khí chế tạo, dệt may, sản xuất ô tô-xe máy, điện tử, tạo ra mạng lưới vệ tinh cho các công ty lớn; phát triển công nghiệp bền vững, cơ sở hạ tầng đồng bộ, chú trọng đến xây dựng các công trình bảo vệ môi trường.

Tầm nhìn đến năm 2035, tập trung vào các ngành sản xuất có công nghệ và thiết bị tiên tiến, các sản phẩm của công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn cao của các nước phát triển.

Vùng đồng bằng sông Hồng cần đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đạt 9,0 - 9,5%; giai đoạn 2026 - 2035 đạt 7,0 - 7,5%; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đạt 15,0 - 15,5%; giai đoạn 2026 - 2035 đạt 13,0 - 13,5%. Cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng trong các ngành kinh tế năm 2025 đạt 49,2% và năm 2035 đạt 46,4%.

Theo đó, về giải pháp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng, cần chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, đặc biệt là kết cấu hạ tầng như hệ thống đường cao tốc kết nối liên tỉnh, cảng biển, công trình cung cấp điện, cung cấp nước và công trình xử lý rác thải nguy hại cho toàn vùng để kết nối đồng bộ với phát triển hệ thống kho hàng, bến bãi, trung tâm logistics để kết nối liên hoàn từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đến các nhà sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp logistics đến người tiêu dùng cuối cùng.

Đồng thời, tập trung phát triển nguồn nhân lực song song với tái cơ cấu các ngành công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng hiệu quả, bền vững; phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghiệp sạch, xanh, công nghiệp vừa và nhỏ với mô hình quản lý, liên kết kinh tế hiệu quả, bền vững trên địa bàn vùng.

Ngoài ra, chú trọng công tác xây dựng nguồn nhân lực với đội ngũ công nhân được đào tạo, có tay nghề, trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch; tuân thủ phân bố không gian và liên kết Vùng, tận dụng tối đa lợi thế của từng địa phương, hạn chế việc đầu tư chồng chéo gây lãng phí và phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn Vùng.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Thứ trưởng Đặng Hoàng An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Năm 2025, ngành Công Thương tập trung đổi mới, ưu tiên xây dựng thể chế; xác định đây là nhiệm vụ 'đột phá của đột phá' thúc đẩy công nghiệp, thương mại.
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu về đích vượt mục tiêu đặt ra, ngành Công Thương đột phá trong triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Các doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản đều bày tỏ vui mừng khi Việt Nam tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân và mong muốn sẵn sàng hợp tác.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nhật Bản hợp tác với Việt Nam phát triển điện hạt nhân trên cơ sở hai bên cùng có lợi, vì mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Ngày 20/12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp/trường đại học Nhật Bản về điện hạt nhân
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 20/12, Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.
CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

Ngày 20/12 (theo giờ Nhật Bản), Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Sáng 20/12, tại Tokyo (Nhật Bản), Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản lần thứ hai đã diễn ra. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là 'sứ giả' kinh tế, là cầu nối thu hút đầu tư bền vững

Giao nhiệm vụ cho các Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Thương vụ không chỉ kết nối thương mại mà còn kết nối đầu tư.
Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, sáng 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Chiều 18/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương tới tìm hiểu thị trường tại đại diện chi nhánh Tập đoàn HiteJinro tại Tokyo, Nhật Bản.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, Quản lý thị trường cần nêu cao tinh thần, tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hội nghị tổng kết năm 2024 tại Quảng Tây đánh dấu bước tiến trong hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung, thúc đẩy thông quan, đầu tư và phát triển bền vững.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cộng hòa Ba Lan, thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.
Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Theo phương châm "Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ "của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kịp thời, gỡ vướng trong thi công đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
​​Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

​​Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động