Thứ ba 29/04/2025 04:22

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: “Rút bảo hiểm xã hội một lần là thực trạng rất day dứt”

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2016 - 2022, số người rút bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người, thường rơi vào các trường hợp đóng dưới 5 năm.

Trao đổi bàn tròn tại Chuyên đề 2: “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới” của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung được đưa ra để các đại biểu tham gia góp ý.

Thứ Trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi phát biểu

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho rằng, để tạo an tâm cho người lao động, chính sách bảo hiểm xã hội phải có những điều chỉnh. Thời gian qua, vấn đề gia tăng rút bảo hiểm xã hội một lần đang nhận được nhiều sự quan tâm, cho thấy cần có sự sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan.

Thông tin thêm về chính sách bảo hiểm xã hội, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi nói rằng “vấn đề rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt”. Giai đoạn 2016 - 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần thường rơi vào các trường hợp đóng dưới 5 năm (70%). Nguyên nhân là do người lao động chưa nhận thức được hết vai trò của bảo hiểm xã hội trong bảo đảm an sinh xã hội trong cả cuộc đời, một phần do hoàn cảnh khó khăn của người lao động…

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, để giảm thiểu tình trạng này, ngoài việc tuyên truyền, cần có các chính sách để tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội; các chính sách hỗ trợ tạm thời cho người lao động trong các hoàn cảnh khó khăn trước mắt…

Các diễn giả thảo luận tại chuyên đề 2 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”

Ông Nguyễn Văn Hồi cũng cho hay, về đối tượng khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội bổ sung nhóm lực lượng lao động là chủ hộ gia đình, có khoảng 2 triệu chủ hộ gia đình có đăng ký kinh doanh và có đóng thuế.

Đồng thời bổ sung nhóm đối tượng quản lý hợp tác xã và cơ sở kinh doanh; bổ sung nhóm chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội cho những người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên. Qua đó, giúp gia tăng độ bao phủ chính sách bảo hiểm xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nêu rõ, có 5 nhóm chính sách lớn trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình lên Quốc hội, đáng chú ý là sửa đổi quy định mức đóng, mức hưởng bảo hiểm xã hội, quy định thu - chi Quỹ bảo hiểm xã hội; giải quyết việc trốn đóng; giải quyết việc rút bảo hiểm xã hội một lần…

Từ góc độ thẩm tra, ông Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, hiện đang còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung rút bảo hiểm xã hội một lần trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi).

Cơ quan soạn thảo đang lắng nghe, tiếp thu các ý kiến này. Quan điểm của Ủy ban Xã hội là bất kể chọn phương án nào nhưng phải đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh, phải đảm bảo chính sách bảo hiểm xã hội thực sự là giải pháp lâu dài cho người lao động. Còn việc rút bao nhiêu, một lần hay nhiều lần thì cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo ông Phong, ngoài giải pháp trực tiếp là sửa luật thì có giải pháp gián tiếp là cơ chế tính dụng, chính sách bảo đảm việc làm ổn định... để đáp ứng yêu cầu, giải quyết bài toán đặt cho cho việc rút bảo hiểm một lần hiện nay.

Bên cạnh đó, Ủy ban Xã hội đang tích cực tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học để có căn cứ rõ hơn về vấn đề này.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Vụ thuốc giả, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng trước 5/5

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt Nam - Mozambique trên nhiều lĩnh vực

Sửa quy định đánh giá công chức, khắc phục tình trạng 'biên chế suốt đời'

Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Xử lý vi phạm hành chính: Dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa

'Vang mãi khúc khải hoàn' - giai điệu của tự hào, phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một