Thu hồi đất không đủ diện tích để tránh nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Thời sự 30/08/2023 17:40 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngày 30/8, tại Nhà Quốc hội, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
![]() |
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai - Đoàn Hà Nội phát biểu thảo luận |
Cho ý kiến thảo luận tại phiên họp, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai - đoàn Hà Nội cho rằng, mục đích sử dụng đất là căn cứ quan trọng để tính các khoản thu tài chính từ đất đai, nên cần được quy định cụ thể tại luật, làm cơ sở cho các nghị định của Chính phủ về chính sách thu tài chính từ đất, chính sách về giá đất, xử lý vi phạm về đất, thống kê đất đai đồng bộ và xuyên suốt.
Điều 9 của dự thảo Luật quy định về phân loại đất đai nhưng không có quy định phân loại đất sử dụng đa mục đích, điều này sẽ gây vướng mắc trong quản lý. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo bổ sung khái niệm về "mục đích sử dụng đất", "mục đích sử dụng đất chính" trong phần giải thích từ ngữ.
Về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, quy định nguyên tắc xử lý đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất mà phần diện tích còn lại của các thửa đất sau thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, đại biểu Mai cho rằng cần thu hồi, nhưng cần có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn để tránh việc phát sinh những mảnh đất “siêu mỏng, siêu méo”.
Cũng liên quan đến thu hồi đất, đại biểu Nguyễn Anh Trí - đoàn Hà Nội góp ý về vấn đề thu hồi đối với một số dự án bị tắc nghẽn.
Theo đại biểu, tất cả các dự án, dù to dù nhỏ nếu được cấp chính quyền cho phép thì chính quyền phải tham gia vào vấn đề giải tỏa, thu hồi đất cho dự án.
Đại biểu nêu rõ, đối với các dự án đã được giải tỏa từ trên 70% trở lên, qua 2 năm thì sẽ cưỡng chế để thu hồi và giá đền bù đúng bằng giá Nhà nước quy định. Nếu còn lại một số hộ, chính quyền cần tham gia vào vấn đề đền bù, giải tỏa. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Anh Trí mong muốn, các văn bản dưới luật này cần có quy định cụ thể.
Về điều 9 phân loại đất, đại biểu Nguyễn Anh Trí đánh giá cao Ban soạn thảo đã chú ý đến nhóm đất (đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu trú tro cốt) có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên để thực hiện được, đại biểu đề nghị cần có những văn bản dưới luật hướng dẫn việc sử dụng quỹ đất này hiệu quả, trang trọng, đảm bảo vệ sinh, văn minh và nhân văn.
Trong khi đó, đại biểu Lê Thanh Hoàn - đoàn Thanh Hóa nêu rõ, việc thu hồi đất và bồi thường tái định cư là nội dung quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân. Hàng năm tình trạng khiếu kiện liên quan đến đất đai vẫn diễn ra.
Do vậy, đại biểu đoàn Thanh Hóa cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần có những chính sách bền vững đối với các trường hợp thu hồi đất bắt buộc.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân - đoàn TP. Hồ Chí Minh cho rằng, khi nhắc đến sử dụng đất thì phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, địa phương, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của người dân. Vì vậy, cần phải làm rõ hơn 3 lợi ích này. Cùng với đó, cần xác định thuộc tính của đất.
Theo đại biểu Nhân, thuộc tính của đất gồm có vị trí và diện tích. Có vị trí đất phù hợp với làm giao thông, có vị trí gần với sông, với biển… mỗi vị trí này đều có những lợi thế khác nhau.
"Khi nhắc đến lợi ích quốc gia, địa phương, cần xác định vị trí đất có thể làm được gì để có lợi nhất đối với đất nước và địa phương" - ông Nhân nêu quan điểm.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đất có vị trí nhất định, diện tích nhất định thì cần phải làm gì có lợi nhất cho đất nước, địa phương, đó là lợi ích quốc gia. Chẳng hạn, nếu vị trí đất đó làm đường giao thông là tốt nhất thì phải thu hồi đất để làm giao thông. Thu hồi đất để làm dự án có ý nghĩa nhất với quốc gia, địa phương thì Nhà nước thu hồi vì lợi ích của đất nước, địa phương.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Việt Nam-Thái Lan tăng hợp tác kinh tế trên tinh thần cùng thắng, cùng có lợi

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Belarus Golovchenko

Việt Nam - Thái Lan: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD

Việt Nam - Belarus: Mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, tiềm năng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV
Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón, hội đàm với Thủ tướng Belarus

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất

Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng

Thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Tập đoàn dầu khí của Nga thúc đẩy các dự án mới trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước

Công dân thận trọng lời mời chào ra nước ngoài làm “việc nhẹ lương cao”

Thủ tướng Chính phủ: Chính sách phải hết sức linh hoạt

Hội thảo báo chí “Quản trị toà soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN”

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang

Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ả-rập Xê-út về hợp tác kinh tế

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế

Việt Nam và Belarus: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại song phương

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Nhiều chỉ báo tích cực nhưng vẫn khó đạt được mục tiêu

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023
