Thông tư 29: Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa trong nhà trường

Thông tư 29 không chỉ bảo vệ quyền lợi của học sinh mà còn thúc đẩy tinh thần tự học, đặt ra trách nhiệm nâng cao chất lượng dạy học chính khóa trong nhà trường
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm Phải đăng ký kinh doanh nếu tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường Chuyện dạy thêm, học thêm: Làm 'nguội' vấn đề 'nóng'

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29), có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Thông tư này được coi là cột mốc quan trọng nhằm hạn chế những tiêu cực kéo dài nhiều năm qua trong hoạt động dạy thêm, học thêm. Với nhiều quy định mới, Thông tư 29 không chỉ bảo vệ quyền lợi của học sinh mà còn thúc đẩy tinh thần tự học, đồng thời đặt ra trách nhiệm nâng cao chất lượng dạy học chính khóa trong nhà trường.

Đẩy lùi tiêu cực

Thông tư quy định rõ, việc dạy thêm, học thêm chỉ được thực hiện khi học sinh có nhu cầu, hoàn toàn tự nguyện và có sự đồng ý của phụ huynh. Quan trọng hơn, cấm tuyệt đối mọi hình thức ép buộc học sinh học thêm, đồng thời nhấn mạnh việc dạy thêm phải góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh chứ không được cắt giảm nội dung chính khóa để đưa vào các lớp học thêm thu phí. Đây là một động thái cần thiết trong bối cảnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan đã tồn tại và gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm qua.

thầy giáo Vũ Văn Tùng
Thông tư số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm, học thêm có hiệu lực ngày 14/2/2025 mang đến nhiều hy vọng về cách học và tư duy học mới. Ảnh: TT

Một điểm đột phá của Thông tư 29 là cấm tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học, ngoại trừ các lớp bồi dưỡng nghệ thuật, thể thao và rèn kỹ năng sống. Giáo viên đang giảng dạy tại trường cũng không được phép dạy thêm ngoài trường với chính học sinh mình đang phụ trách. Quy định này nhằm loại bỏ áp lực vô hình khiến phụ huynh và học sinh buộc phải học thêm để "được điểm tốt", đồng thời hạn chế tình trạng lạm dụng dạy thêm để trục lợi.

Trong khi đó, đối với học sinh trung học, dạy thêm được cho phép nhưng phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về thời gian, nội dung và địa điểm. Các nhóm học sinh được ưu tiên học thêm không thu phí bao gồm học sinh có kết quả chưa đạt yêu cầu, học sinh giỏi cần bồi dưỡng nâng cao và học sinh cuối cấp ôn thi tốt nghiệp. Đây là những biện pháp mang tính nhân văn, giúp hỗ trợ các em kịp thời và đúng nhu cầu thực tế.

Biết tự học, học tập suốt đời, không nên chạy theo thành tích

Sau khi Thông tư 29 chính thức có hiệu lực, điều gì sẽ trở nên quan trọng với học sinh và tư duy giáo dục? Câu trả lời sẽ là tư duy tự học. Tự học không chỉ là xu hướng học tập hiện đại mà còn là kỹ năng sống thiết yếu, giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, chủ động và sáng tạo. Thay vì lệ thuộc vào lớp học thêm, học sinh cần được hướng dẫn phương pháp tự học, biết cách hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện. Điều này sẽ giúp các em tự tin bước vào các bậc học cao hơn và phát huy tối đa năng lực bản thân mà không phải dựa dẫm vào thầy cô hay các lớp học thêm, dạy thêm vì thành tích.

Dạy thêm, học thêm trong hàng thập kỷ qua đã từng là vấn nạn trong hệ thống giáo dục Việt Nam khi biến tướng thành hình thức "bắt buộc" trá hình, khiến không ít phụ huynh lo ngại. Thông tư 29 là tín hiệu tích cực, giúp xóa bỏ tình trạng "điểm tốt phụ thuộc vào việc học thêm", mở ra không gian học tập lành mạnh và công bằng hơn. Đồng thời, đây cũng là lời nhắc nhở các nhà trường về vai trò nâng cao chất lượng giáo dục trong giờ học chính khóa. Nhà trường phải bảo đảm học sinh tiếp nhận đầy đủ kiến thức theo chương trình, không để học sinh phải tìm đến lớp học thêm vì thiếu hụt kiến thức.

Nhìn rộng hơn, Thông tư 29 không chỉ là câu chuyện siết chặt dạy thêm, học thêm mà còn phản ánh quyết tâm của ngành giáo dục trong việc cải thiện chất lượng giáo dục cốt lõi, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của thế hệ trẻ. Học thêm, nếu không được kiểm soát, sẽ giết chết tư duy sáng tạo của trẻ em, biến việc học thành một cuộc đua điểm số mệt mỏi. Ngược lại, nếu được định hướng đúng, học thêm có thể trở thành công cụ hữu ích giúp học sinh bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu cá nhân.

Điều quan trọng là mỗi học sinh và phụ huynh cần hiểu rõ mục đích học tập của mình, tránh chạy theo thành tích. Học tập là một hành trình suốt đời và tinh thần tự học mới là "chìa khóa" giúp học sinh phát triển toàn diện.

Những thay đổi từ Thông tư 29 sẽ thúc đẩy mỗi học sinh rèn luyện khả năng tự học và phát triển. Đây là kỹ năng quan trọng, giúp học sinh không chỉ vượt qua kỳ thi mà còn chuẩn bị tốt hơn cho những thử thách trong học tập và cuộc sống.
Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: học sinh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Sáng 6/5, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Mobile VerionPhiên bản di động