Thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu với 74 mã số vùng trồng là không chính xác
Xuất nhập khẩu 29/09/2023 17:26 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra sáng 29/9, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - khẳng định, thông tin mới đây Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu đối với 74 mã số vùng trồng và 47 cơ sở đóng gói trái cây vi phạm kiểm dịch thực vật là không chính xác.
![]() |
Họp báo thường kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Việc này là do Việt Nam chủ động tạm dừng, thu hồi các mã số này để rà soát lại hệ thống, yêu cầu các biện pháp khắc phục để đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu.
Theo bà Hương, trên thực tế có hai cách ứng xử với mã số vi phạm. Theo đó, nước xuất khẩu chủ động tạm dừng để rà soát, tự khắc phục nhằm tăng cường tính minh bạch trong quá trình thực hiện; hoặc là nước nhập khẩu tạm dừng các mã số vi phạm.
Trong hai trường hợp này, nếu để nước nhập khẩu thu hồi thì đây là chuyện rất lớn, khi đó việc đàm phán để tháo gỡ sẽ mất nhiều thời gian, chưa kể là ảnh hưởng đến xuất khẩu ngành hàng đó. Do đó, thông thường Việt Nam và các nước sẽ chọn phương án chủ động thu hồi để khắc phục trước khi cho phép xuất khẩu trở lại.
Việc cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của Việt Nam hiện nay chủ yếu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Và để quản lý tốt hơn mã số vùng trồng hiện Cục Bảo vệ thực vật đang phối hợp cùng Cục Trồng trọt xây dựng Nghị định quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
"Thông tin về các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm đều được Cục Bảo vệ thực vật gửi đến các tỉnh, đăng trên website của Cục. Việc công khai các doanh nghiệp vi phạm để răn đe cũng như bảo vệ doanh nghiệp làm tốt", bà Hương nói thêm.
Bên cạnh đó, khi nhận được thông báo vi phạm từ nước nhập khẩu như Trung Quốc hay các nước khác, Cục Bảo vệ thực vật đều thông báo đến địa phương để truy xuất nguyên nhân và các biện pháp khắc phục, sau khi khắc phục xong, Cục Bảo vệ thực vật sẽ đàm phán để nước nhập khẩu cho phép sử dụng lại mã số.
Đối với câu chuyện của mặt hàng thanh long xuất khẩu sang thị trường Anh, quả bòn bon xuất khẩu sang Iceland, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, khi phía Anh yêu cầu kiểm soát ở phía họ, cũng có nghĩa họ tin tưởng hơn rằng chất lượng thanh long của Việt Nam đã tốt hơn, nhưng điều đó cũng rủi ro cao, bởi nếu phát hiện vi phạm thì chi phí tiêu huỷ lô hàng sẽ lớn hơn, ảnh hưởng tới uy tín nông sản.
Với mặt hàng bòn bon, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan 1.800 – 2.000 tấn/năm. Tại Việt Nam, sản lượng mặt hàng này cũng rất nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng điều đó không có nghĩa là buông lỏng chất lượng.
Lượng bòn bon xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam chưa được 300kg, riêng Iceland, từ đầu năm đến nay đã xuất khẩu 6 lô và một lô bị vào diện cảnh báo lên hệ thống thông báo của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật xuất khẩu của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
"Tới đây, chúng tôi sẽ tổ chức chiến dịch tuyên truyền để người dân hiểu, sản xuất đúng quy trình, đảm bảo an toàn thực phẩm”, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết.
Theo thống kê, chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2023, đã phát hiện 370 lô hàng chuối, xoài, thanh long, sầu riêng, mít bị cảnh báo đều liên quan đến mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói của 13 tỉnh.
9 tháng đầu năm 2023, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản nổi trội. Cụ thể, xuất khẩu rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu hạt điều đạt 2,61 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu cà phê đạt 3,16 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay sẽ về đích với kim ngạch khoảng 54 tỷ USD, song nỗi lo lớn nhất của ngành vẫn là câu chuyện thực hiện tốt mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đảm bảo chất lượng nông sản để không phải quay đầu, ảnh hưởng tới uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao
Tin cùng chuyên mục

Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Giá cao su xuất khẩu tháng 11/2023 tăng nhẹ

Tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả giảm 17,9% so với tháng trước

Xuất khẩu cà phê chế biến tăng 46%

11 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều thu về 3,31 tỷ USD

Giá cà phê Arabica tăng sốc gần 10%, xuất khẩu cà phê có được lợi?

Giá heo trong nước giảm, nhập khẩu thịt heo vẫn tăng có là nghịch lý?

Xuất khẩu tuần 27/11-3/12:Xuất khẩu thủy sản tăng 6%, xuất khẩu rau quả đạt 5,3 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê thu về 3,54 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Điểm tên 6 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu vượt 3 tỷ USD 11 tháng năm 2023

Gạo Việt chiếm 40% thị phần tại thị trường Trung Quốc

Điểm sáng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

Phát triển xuất nhập khẩu bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa, thị trường và cán cân thương mại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin chính thức về giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới”

Nhiều mặt hàng thủy sản đã tăng xuất khẩu trở lại trong tháng 11/2023
