Thời tiết hôm nay ngày 7/3/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét Củ sen - món ăn dân dã mang nhiều lợi ích cho sức khỏe Tiết xuân nóng lạnh xen lẫn nồm ẩm: Ăn rau gì để tăng sức đề kháng? |
Từ xa xưa đến nay, cây ngải cứu vốn là một loại rau thân thuộc với rất nhiều địa phương phía Bắc Việt Nam. Ngải cứu vừa được dùng làm món ăn hàng ngày và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngải cứu còn có tên gọi khác là rau ngải, ngải diệp.
Ngải cứu là cây thân cỏ, cây trưởng thành có thể cao từ 0.4 - 1m, thuộc họ cúc. Cây có khả năng sống lâu năm, mọc dại nên nhiều nơi coi là cỏ dại cần diệt trừ. Lá cây màu xanh, mặt dưới có một lớp lông nhung trắng, mọc lo le. Cây có mùi thơm đặc trưng, lá có tinh dầu.
Trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác. Trong dân gian, cây ngải cứu được dùng rất nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Đặc biệt là tác dụng tốt đối với cầm máu, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng… Ngải cứu còn là loại rau được chế biến thành nhiều món ăn ngon và tốt cho sức khỏe, đặc biệt vào những ngày thời tiết nóng lạnh, nồm ẩm thất thường.
Ngải cứu còn là loại rau được chế biến thành nhiều món ăn ngon và tốt cho sức khỏe, đặc biệt vào những ngày thời tiết nóng lạnh, nồm ẩm thất thường. Ảnh: Sưu tầm |
Công dụng của rau ngải cứu
Giúp cầm máu: Thành phần trong ngải cứu có tác dụng tốt giúp cầm máu, kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau… Nhờ thế, đây là bài thuốc hữu hiệu áp dụng cho những trường hợp cần sơ cứu nhanh và khẩn cấp. Nhất là những trường hợp bị thương, đứt chân tay, bị rắn cắn,…
Chữa suy nhược cơ thể: Ngải cứu trong dân gian được biết đến là một bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu. Lá của cây kết hợp với hạt sen, táo đỏ, dùng để hầm gà ác là món ăn đại bổ giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở những người mới ốm dậy, bệnh lâu ngày.
Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay: Trong tinh dầu ngải cứu có thành phần chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên được dùng làm bài thuốc hữu hiệu có tác dụng chữa mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt… Ngải cứu tươi có thể đâm nhuyễn đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa hoặc mụn nhọt giúp kháng viêm hiệu quả tốt. Hoặc dùng đun lấy nước tắm chữa rôm sảy, mề đay.
Giúp máu lưu thông: Với những người thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt do máu lưu thông kém cũng được khuyên nên sử dụng ngải cứu. Lá ngải có thể dùng làm thức ăn hàng ngày, dùng nấu canh, rán trứng để ăn hàng tuần sẽ cải thiện khả năng tuần hoàn máu não.
Chữa bệnh đường hô hấp trên: Ngải cứu còn được dùng kết hợp với một số loại thảo dược khác như: Lá bưởi, khuynh diệp… để chứa các chứng cảm mạo, ho khan, đau họng… Dùng đun nước uống hoặc xông ngải đều rất tốt.
Ngoài ra, ngải cứu còn có rất nhiều tác dụng khác như: Chữa tụt huyết áp, chữa bệnh giun sán, cải thiện lưu thông máu… Đây còn được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích.
Chữa đau đầu: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
Dành cho người bị động thai hoặc giảm đau thấp khớp: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Cần lưu ý gì khi ăn rau ngải cứu?
Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1 - 2 lần/tuần.
Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà. Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3 - 5g khô (9 - 15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Người mắc bệnh thận, viêm gan không nên ăn rau ngải cứu.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính cũng nên tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.