Thời điểm nào thích hợp để Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương đã trả lời báo chí xoay quanh vấn đề Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa.
Dự thảo thông tư mới, dự kiến các trường được tự chọn sách giáo khoa Nên hay không "rót" 400 tỉ đồng ngân sách làm thêm một bộ sách giáo khoa? Loay hoay câu chuyện sách giáo khoa đến bao giờ?

Mới đây, Đoàn Giám sát của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến yêu cầu làm một bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, bà nhìn nhận thế nào về nội dung này?

Tôi tham gia Quốc hội từ khóa XIV, việc ban hành Nghị quyết 51 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018, tôi cũng là một trong những thành viên bấm nút thông qua.

Thời điểm nào thích hợp để Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa?
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Trả lời cho câu hỏi vì sao có nội dung Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có một bộ sách giáo khoa? Trong Nghị quyết 51 của Quốc hội cũng nêu rất rõ việc thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, đây là thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Chúng ta có một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa trong đó có một bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn và phát hành. Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Quốc hội những khó khăn, vướng mắc và xin điều chỉnh nội dung của Nghị quyết.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thứ nhất, ở thời điểm đó đã có những bộ sách giáo khoa được Bộ thẩm định và đã xuất bản đủ điều kiện để dạy cho học sinh.

Thứ hai, do triển khai hơi chậm cho nên Bộ Giáo dục và Đào tạo bị động trong vấn đề mời các tác giả viết sách và chủ biên sách giáo khoa. Bởi, lúc bấy giờ các tác giả viết sách và chủ biên sách giáo khoa đã và đang tham gia với các tổ chức cá nhân khác để biên soạn các bộ sách giáo khoa khác nhau.

Vì vậy, dẫn tới tình trạng nguồn nhân lực thiếu, nếu như vẫn tiếp tục yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa ngay trong thời điểm đó thì vô cùng khó cho Bộ. Hơn nữa, đấy là thời điểm chúng ta bắt tay vào thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho nên còn nhiều nhiệm vụ khác nhau mà Bộ phải triển khai.

Năm 2023, có cuộc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông". Trong kết luận nêu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện được nội dung biên soạn sách giáo khoa và yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này.

Sau kết luận này có nhiều ý kiến được đặt ra xung quanh việc là “Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên ban hành bộ sách này hay không?”

Một là, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đề nghị không ban hành với lý do hiện nay chúng ta đã có nhiều Bộ sách giáo khoa, đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giảng dạy cho học sinh, đủ cho các trường lựa chọn nên Bộ không cần thiết phải biên soạn một bộ sách.

Hai là, nếu Bộ biên soạn một bộ sách thì rất dễ rơi vào độc quyền. Bởi, cơ sở giáo dục, các nhà trường được quyền chọn sách không tránh khỏi tình trạng giáo viên để an toàn họ sẽ chọn ngay bộ sách của Bộ.

Vì công việc chọn sách giáo khoa không đơn giản, mất thời gian, vất vả, có bao nhiêu bộ sách giáo khoa giáo viên bắt buộc phải đọc hết, sau đó so sánh đối chiếu với nhau để tìm ra một bộ sách giáo khoa ưu việt nhất, phù hợp nhất với đối tượng học sinh của mình.

Vậy, nếu có một bộ sách của Bộ thì không tránh khỏi việc sẽ nhất loạt chọn sách của Bộ để đỡ phải đọc nhiều. Theo niềm tin của người trong ngành thì sách của Bộ biên soạn chắc chắn tốt rồi, trong quy định cũng không quy định các trường không được dạy các bộ sách giáo khoa giống nhau. Vậy thì sẽ không tránh khỏi độc quyền.

Ba là, khi các cơ sở giáo dục đều chọn sách của Bộ thì sẽ dẫn đến “phá sản” việc chúng ta thực hiện nhiều bộ sách giáo khoa, lại quay về một bộ sách giáo khoa. Vậy, các tổ chức, cá nhân đã đầu tư để biên soạn sách giáo khoa thì họ sống như thế nào?

Thêm nữa, một vấn đề đặt ra chính sách xã hội hóa sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa thì thực hiện ra sao?

Thưa bà, một số ý kiến băn khoăn là có lãng phí hay không khi chúng ta đã có rất nhiều sách giáo khoa để lựa chọn, bây giờ lại lấy ngân sách nhà nước để biên soạn thêm một bộ sách?

Trước câu hỏi có cần thêm bộ sách giáo khoa nữa hay không? Quan điểm của tôi là vẫn cần. Vì trong Nghị quyết, chủ trương thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa chúng ta không nói 5, 6, 7 hay 10 bộ.

Sách giáo khoa dù sao cũng là một mặt hàng, cho dù nó là một mặt hàng đặc biệt đi chăng nữa. Vậy, khi càng có nhiều nhà cung cấp, càng có nhiều mặt hàng thì càng có nhiều sự chọn lựa phong phú khác nhau.

Cũng như người đi mua hàng, khi không có sự chọn lựa nào thì bắt buộc phải mua một mặt hàng duy nhất được cung cấp. Nhưng, khi có nhiều sự lựa chọn thì quyền chọn lựa sẽ tốt hơn. Tạo ra thế cạnh tranh giữa các tổ chức, cá nhân biên soạn sách, điều này học sinh, giáo viên, phụ huynh là người được hưởng lợi.

Sách giáo khoa chúng ta không chốt bao nhiêu bộ là đủ, nhiều cũng được không sao cả nhưng bắt buộc các tổ chức cá nhân phải có sự cạnh tranh với nhau.

Tuy nhiên, ở thời điểm này, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa thì chắc chắn rơi vào độc quyền, chắc chắn lại quay trở lại một bộ sách giáo khoa.

Theo đánh giá của cá nhân tôi qua quá trình đi đánh giá, giám sát cũng như tìm hiểu, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay với sách giáo khoa, chọn lựa sách giáo khoa và thực hiện Chương trình giáo dục mới là nhận thức của xã hội nói chung về việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tôi thấy, có một phần lớn người dân chưa hiểu được là: Tại sao phải có nhiều bộ sách giáo khoa? Và người dân chưa hiểu được sự ưu việt khi một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa.

Chúng ta xây dựng một chuẩn chương trình cần đạt được cho học sinh. Ví dụ, chuẩn chương trình yêu cầu học sinh học hết lớp 1 phải đọc thông viết thạo đối với bộ môn Tiếng Việt, hay ví dụ với môn Toán là cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10.

Thời điểm nào thích hợp để Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa?
Theo đại biểu Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên biên soạn một bộ sách giáo khoa, nhưng không phải bây giờ

Với sách giáo khoa, giáo viên có quyền lựa chọn bất cứ bộ sách nào để dạy cho học sinh. Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc dạy bộ sách giáo khoa nào không quan trọng mà quan trọng là hết lớp 1 học sinh được “nghiệm thu” để xác định các em có đọc thông viết thạo, có làm phép tính thành thạo được trong phạm vi 10 theo đúng chuẩn chương trình hay không?.

Khi học sinh đạt được đúng chuẩn chương trình này, sách giáo khoa không quan trọng nữa mà quan trọng là học sinh đạt được chuẩn kỹ năng. Đây là điều ưu việt.

Như bà chia sẻ, rõ ràng chúng ta xây dựng một chuẩn chương trình cần đạt được cho học sinh, nhưng hiện nay theo bà chúng ta còn thiếu điều gì?

Đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thực sự bản lĩnh và có năng lực. Bởi thay vì được cung cấp sẵn một bộ sách giáo khoa để dạy thì giáo viên phải tự chịu trách nhiệm để tìm hiểu và lựa chọn sách giáo khoa phù hợp để dạy cho học sinh.

Như vậy, đòi hỏi giáo viên phải am hiểu về đối tượng học sinh của mình, bởi không phải học sinh nào cũng giống học sinh nào.

Lợi ích với học sinh là các em không bị phụ thuộc vào sách giáo khoa. Từ đó, triệt tiêu được dạy vẹt và học vẹt. Tiếp đó, xây dựng được một thế hệ công dân mới không suy nghĩ theo lối mòn, không hành động dập khuôn, các em sẽ trưởng thành và sống đầy bản lĩnh, biết đưa ra ý kiến, chính kiến, linh hoạt trong mọi vấn đề của cuộc sống.

Đây là ý nghĩa và mục đích của Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng rất tiếc đến thời điểm này, chưa nhiều người thấm thía được tính ưu việt của chương trình mới.

Vì chưa thấm được tính ưu việt, cộng với việc chúng ta chuẩn bị chưa kỹ về mặt cơ sở hạ tầng giáo dục nên chương trình giáo dục chưa phát huy được.

Nói về cái khó trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay, theo tôi cơ sở hạ tầng đầu tiên chính là giáo viên. Chúng ta đang sử dụng một đội ngũ giáo viên đang giảng dạy mấy chục năm chương trình cũ để chuyển sang chương trình mới. Chỉ đơn giản là đưa cho họ sách giáo khoa mới và vài ngày tập huấn thì toàn bộ tư duy của giáo viên chưa chuyển kịp giữa thực hiện chương trình cũ sang chương trình năm 2018.

Tư duy này rất quan trọng, nếu không bắt kịp, giáo viên sẽ cảm thấy khó khăn, phức tạp, rắc rối và vất vả… Trong quá trình chọn sách giáo khoa, giáo viên cũng sẽ cảm thấy vô cùng áp lực.

Thậm chí, chúng ta chưa đào tạo được đội ngũ giáo viên dạy những môn học mới. Ví dụ như dạy liên môn ở cấp THCS, vẫn sử dụng giáo viên đào tạo đơn môn để dạy liên môn.

Bên cạnh đó, quá trình tuyên truyền, truyền thông mục đích của việc đổi mới sách giáo khoa cũng chưa được thực hiện trọn vẹn. Chính vì thế, đã gây nên rất nhiều dư luận và áp lực cho ngành giáo dục.

Bà có nêu ở trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn nên có một bộ sách giáo khoa, thế nhưng thời điểm nào là thích hợp? Chúng ta cần phải lưu ý thêm điều gì để chương trình đổi mới giáo dục được diễn ra hiệu quả nhất?

Trở lại câu hỏi “Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên biên soạn một bộ sách giáo khoa hay không?” Câu trả lời của tôi là “Có”, nhưng không phải ở thời điểm này. Bởi thời điểm này nếu tiến hành biên soạn sẽ nảy sinh rất nhiều rắc rối như tôi nêu ở trên, như quay về độc quyền hay các hệ lụy khác khi đội ngũ biên soạn sách chưa chuẩn bị xong.

Thời điểm thích hợp là khi chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ về các điều kiện hạ tầng. Mỗi bản thân giáo viên, phụ huynh và học sinh đều hiểu rất rõ về ý nghĩa của nhiều bộ sách giáo khoa và thoải mái lựa chọn sách giáo khoa. Không áp lực khi lựa chọn mà chọn bộ sách phù hợp nhất với mình.

Khi đạt được điều này thì bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng được coi như bộ sách của những tổ chức khác.

Để đạt được điều này, tôi nghĩ rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng toàn thể xã hội phải có những nỗ lực rất lớn. Đặc biệt, cải thiện hạ tầng về cả giáo viên và cả cơ sở vật chất.

Chúng ta vẫn đang sử dụng hệ thống trường lớp cũ, nhưng trong chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm tăng tương tác và tính tích cực của học sinh, cho nên kết cấu chương trình các em làm việc nhóm rất nhiều, đòi hỏi phải có không gian. Lớp học hiện nay sẽ không đáp ứng được điều này.

Thêm nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu rất nhiều hoạt động trải nghiệm và các hoạt động khác nữa cho học sinh, nhưng cách Nhà nước giao ngân sách cho ngành giáo dục thực hiện vẫn là “giao theo cách cũ, chương trình cũ”. Định mức kinh phí cũ với yêu cầu thực hiện chương trình mới tạo thêm ngổn ngang khó khăn cho ngành giáo dục.

Tôi rất chia sẻ với ngành giáo dục khi đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, vướng mắc và phức tạp. Các vấn đề đang được tháo gỡ dần dần, nhưng với những vấn đề là căn bản, cốt lõi, tôi đề nghị trong thời gian tới phải được tháo gỡ khẩn trương.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Chiều 18/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương.
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng

Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng

Đoàn Giám sát của Ủy ban Văn hóa và giáo dục của Quốc hội làm việc với UBND TP.Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật các lĩnh vực văn hóa, thể thao.
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng và một số nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc do liên quan vụ Phúc Sơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.

Tin cùng chuyên mục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Rạng sáng 18/11 (theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Ngày 17/11, tại Brazil, trong hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil là biểu tượng đặc biệt về sự gắn kết hai nước Việt Nam - Brazil.
Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng đầu của Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực tiềm năng: Hàng không vũ trụ, chuyển đổi số, phân phối hàng Việt.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Chiều 17/11, tại TP Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tác giả Trịnh Minh Phết có bài viết với tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tối 16/11, tại Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường đã rời thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 16/11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Sáng 16/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima của Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối 16/11, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Ngày 15/11 theo giờ địa phương, tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, tỉnh Cà Mau.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Từ ngày 15/11, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ kiêm thêm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chiều 15/11 (giờ địa phương), tại Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp Tổng thống Indonesia, Trưởng Đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) và Thủ tướng New Zealand.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động