Nên hay không "rót" 400 tỉ đồng ngân sách làm thêm một bộ sách giáo khoa?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy đặt câu hỏi, việc ra đời một bộ sách giáo khoa "của bộ" có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa?
Dự thảo thông tư mới, dự kiến các trường được tự chọn sách giáo khoa Mạng xã hội lan truyền tin giả xuyên tạc về ngữ liệu trong sách giáo khoa

Tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, vấn đề biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước lại một lần nữa lại được nhắc đến.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội đã nêu rõ việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Theo bà Thúy, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đủ sách giáo khoa của các môn học.

Đến nay, đã triển khai đổi mới đến những lớp cuối cùng của cả 3 cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền mà các doanh nghiệp bỏ vào để làm sách giáo khoa lên con số hơn 1.200 tỷ đồng.

Bà Thúy đặt vấn đề, có cần bỏ ra trên dưới 400 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không?

"Việc ra đời một bộ sách giáo khoa của Nhà nước có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa không" - bà Thúy nói.

Nên hay không
Ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đủ sách giáo khoa của các môn học

Bà Thúy cho biết, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 122/2020 quy định: "Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách Nhà nước của môn học đó".

Luật Giáo dục ban hành sau Nghị quyết 88/2014 thời gian 5 năm cũng chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Không quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ nữa. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ các bộ.

Do đó, bà Kim Thúy cho rằng, nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa sẽ vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

"Vào thời điểm này, việc quyết định giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn. Nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và người dân không đồng tình với sự thay đổi này.

Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định" - bà Kim Thúy nêu.

Ngoài ra nữ đại biểu quan ngại, chưa lường trước được khả năng của tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn bảo đảm có đầy đủ, kịp thời, phục vụ cho đổi mới, nên bên cạnh việc xã hội hóa, Nghị quyết 88 đã đưa ra yêu cầu.

Cụ thể, để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Tuy nhiên, việc tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa của bộ không thực hiện được do không huy động được đủ số lượng tác giả cần thiết.

Bộ đã kịp thời chuyển sang chỉ đạo việc biên soạn sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa, không sử dụng ngân sách Nhà nước (trả lại cho Ngân hàng Thế giới khoản tiền vay 16 triệu USD để làm bộ sách này).

Nên hay không
Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý nêu ý kiến. Ảnh: Quochoi.vn

Chính vì thế, bà Kim Thuý đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định. Và nên thực hiện hết một chu kỳ (sau năm học 2024-2025) rồi tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông đảm bảo tiến hành điều chỉnh thì phù hợp và thuyết phục hơn.

Trước đó, vấn đề sách giáo khoa đã nóng trên nhiều diễn đàn, cùng quan điểm với bà Thuý, nhiều người cho rằng, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo "sản xuất" thêm một bộ sách giáo khoa chẳng khác nào làm khó cho các nhà xuất bản, nhà trường và phụ huynh.

Thông tin về vấn đề này, tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa chuẩn, còn sách của các nhà xuất bản khác thì theo cơ chế thị trường.

Để đạt được sự cân bằng, một số quốc gia áp dụng cách tiếp cận hỗn hợp. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể cung cấp một bộ sách giáo khoa tiêu chuẩn cốt lõi, đồng thời cho phép giáo viên và nhà trường bổ sung các nguồn tài liệu bổ sung. Cách tiếp cận này bảo đảm tính nhất quán, trong khi vẫn cho phép thích ứng và đổi mới.

Việc có một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bảo đảm tính nhất quán, sách giáo khoa được tiêu chuẩn hóa, bảo đảm một chương trình giảng dạy nhất quán giữa các trường và lớp học. Điều này giúp duy trì các tiêu chuẩn giáo dục thống nhất và giảm sự chênh lệch về kết quả học tập.

Thêm vào đó, sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn trải qua các quy trình đánh giá nghiêm ngặt để bảo đảm tính chính xác, phù hợp với các mục tiêu và tiêu chuẩn giáo dục.

Giáo viên có thể dựa vào những sách giáo khoa này để biết nội dung chính xác và có cấu trúc tốt. Điều này có thể giảm bớt gánh nặng tìm kiếm các nguồn sách giáo khoa đáng tin cậy và giúp giáo viên tập trung vào các chiến lược giảng dạy hiệu quả. Các trường học có thể tiết kiệm chi phí mua nhiều bộ sách giáo khoa, cũng như giảm nhu cầu xem xét và lựa chọn sách giáo khoa đang diễn ra.

Tuy nhiên, một bộ sách giáo khoa mang tính chuẩn hóa có thể hạn chế sự sáng tạo và linh hoạt của giáo viên trong việc điều chỉnh các bài học theo nhu cầu và sở thích của học sinh. Nó cũng có thể cản trở các phương pháp giảng dạy mới.

Ngoài ra, bối cảnh giáo dục phát triển và sách giáo khoa tiêu chuẩn có thể không phải lúc nào cũng theo kịp những phát triển mới hoặc các chủ đề mới nổi. Trên thực tế, các nguồn tài nguyên đa dạng có thể làm phong phú thêm sự hiểu biết của học sinh về các chủ đề phức tạp…

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sách giáo khoa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

'Anh trai vượt ngàn chông gai' góp phần tạo dấu ấn năm 2024

Chương trình âm nhạc “Anh trai vượt ngàn chông gai” đã góp phần tạo nên những dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực văn hóa của Việt Nam trong năm 2024.
Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi 'Báo chí chia sẻ cùng thầy cô' 2024

Chiều 30/12, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Thiên Long tổ chức trao giải cuộc thi 'Báo chí chia sẻ cùng thầy cô' năm 2024.
Đại học Sao Đỏ:Nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm truyền thống học sinh, sinh viên

Đại học Sao Đỏ:Nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm truyền thống học sinh, sinh viên

Trường Đại học Sao Đỏ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (09/01/1950-09/01/2025)
Thủy điện Quảng Trị trao quà cho Trường mầm non Tân Hợp

Thủy điện Quảng Trị trao quà cho Trường mầm non Tân Hợp

Đoàn Thanh niên Công ty Thủy điện Quảng Trị trao quà cho Trường mầm non Tân Hợp, thuộc khu tái định cư của dự án Thủy lợi - Thủy điện Quảng Trị.
10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổng kết và chính thức công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 28/12, tại Hà Nội.
Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ cao

Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ cao

VinFast, VinRobotics và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả đào tạo, đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm công nghệ.
Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề, tin học, ngoại ngữ

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề, tin học, ngoại ngữ

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sẽ giảm hai môn thi, bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề, tin học, ngoại ngữ.
Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Không chỉ hóa thân thành những người lính trên thao trường, các em học sinh Gia Lai còn được khám phá nhiều hoạt động lý thú khi tham gia một ngày làm chiến sĩ.
Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Ban Tổ chức Cuộc thi Innovation and Development 2024 đã trao 1 giải Đặc biệt “The Future Entrepreneur”, 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba… cho các đội thi.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức Lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp các chương trình sau đại học.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Chiều ngày 16/12, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH) tổ chức lễ vinh danh và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư của trường năm 2024.
Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Phong trào "giờ ra chơi không điện thoại" tạo ra một khoảng không gian quý giá để học sinh Gia Lai giải phóng bản thân khỏi những giới hạn của công nghệ.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình hướng nghiệp theo hướng xanh và bền vững.
Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Nhiều địa phương đã có chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của giáo viên, học sinh. Hiện, địa phương nghỉ nhiều nhất là 17 ngày và ít nhất là 10 ngày.
Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Việc đào tạo gắn với doanh nghiệp được xem là “một mũi tên, trúng hai đích” vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, vừa đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, với giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm thì tỉ lệ trúng tuyển khoảng 5 - 7%, tạo công bằng trong tuyển sinh.
Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Hoàng Anh Thư - thí sinh tài năng đến từ Trường THCS Cổ Nhuế 2, Hà Nội - đã xuất sắc vượt qua 99 đối thủ để trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024.
Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Học sinh Đà Nẵng, Quảng Nam tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa của nền nông nghiệp Việt Nam qua giải đấu robot ‘Mùa vàng’.
Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hơn 6.000 giáo viên, phụ huynh, học sinh tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tham gia các hoạt động tại Ngày hội khoa học công nghệ OPEN STEM DAY 2024.
Hiệu quả công việc là

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Bộ Công Thương đã triển khai nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương.
Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 với chủ đề 'Vẻ đẹp của sự thông minh' nhằm tôn vinh vẻ đẹp tri thức, trí tuệ của các nữ sinh viên Việt Nam...
Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Chương trình “Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập - Động lực chuyển mình và cơ hội phát triển” vừa diễn ra tại Trường Đại học Gia Định – TP. Hồ Chí Minh.
Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Chiều 03/12/2024, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội tổ chức khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung.
Mobile VerionPhiên bản di động