Thỏa thuận Xanh châu Âu - Bài 1: Rào cản cho doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng EVFTA?

Nhiều nước đang e ngại về các chính sách EU xây dựng trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh châu Âu. Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi các chính sách này trong tương lai?
Chiến lược “xanh hóa” hàng dệt may của EU và cơ hội cho các doanh nghiệp

Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết và đưa vào thực hiện hiệp định thương mại tự do song phương (EVFTA) từ ngày 1/8/2020. Kết quả thực hiện hiệp định rất khả quan cho mục tiêu thúc đẩy thương mại song phương, đơn cử là tốc độ tăng trưởng thương mại song phương trên 18% trong 6 tháng đầu năm 2021 bất kể bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, thách thức gia tăng từ thị trường EU khiến Việt Nam không nên tự mãn. Những lợi thế đạt được từ EVFTA có thể bị xói mòn phần nào bởi diễn biến hoạch định chính sách trong khu vực EU, nổi bật là Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal). Đây là một sáng kiến bao trùm của EU trong quá trình tham vấn, xây dựng và triển khai từng phần cho các mục tiêu vừa “thủ” vừa “công” trên “bàn cờ” chiến lược toàn cầu, sẽ đem đến nhiều tác động quan trọng đối với các đối tác thương mại của EU như Việt Nam.

Thỏa thuận Xanh châu Âu - Bài 1: Rào cản cho Việt Nam khi thực hiện hiệp định EVFTA
Thảo luận Cơ chế điều chỉnh các-bon qua biên giới (CBAM) ở WTO (Nguồn WTO)

Thỏa thuận Xanh châu Âu đặt mục tiêu lớn là cải thiện phúc lợi của con người thông qua việc đạt được các mục tiêu cụ thể như trở thành khu vực trung hòa phát thải (climate-neutral) vào năm 2050, giảm thiểu các nguồn ô nhiễm, thúc đẩy sự phát triển của các thị trường sản phẩm và dịch vụ xanh. Mặt khác, Thỏa thuận Xanh châu Âu hàm chứa chiến lược của EU nhằm đảm bảo khả năng tự chủ, ổn định thương mại; giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng dầu, khí, tài nguyên khoáng sản từ một số đối tác; và thiết lập tiêu chuẩn cho các thị trường xanh có lợi cho doanh nghiệp châu Âu. Vì thế, xét từ góc độ lợi ích, việc Nga chỉ trích Thỏa thuận Xanh châu Âu tại WTO không gây ngạc nhiên. Tuy nhiên, một dự thảo báo cáo hoạt động của WTO năm 2021 được tiết lộ cho thấy Brazil, Paraguay và Uruguay cũng chia sẻ quan điểm của Nga về Thỏa thuận Xanh châu Âu.

Cơ chế điều chỉnh các-bon qua biên giới (CBAM) – một bộ phận quan trọng nhất trong Thỏa thuận Xanh châu Âu được Nga và Trung Quốc cùng nêu quan ngại đặc biệt về tác động tiêu cực tiềm tàng đối với thương mại. Quan ngại này được 15 Thành viên WTO khác gồm Argentina, Australia, Bahrain, Brazil, Canada, Ai Cập, Hàn Quốc, Mexico, Pakistan, Paraguay, Philippines, Đài Bắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Uruguay chia sẻ. Số lượng Thành viên WTO quan tâm đến biện pháp này ngày càng gia tăng kể từ khi dự thảo CBAM được công bố lần đầu vào cuối năm 2019.

Các Thành viên WTO chỉ trích EU về việc xây dựng CBAM với ý nghĩa là một biện pháp thương mại đơn phương, chưa tính đến nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng khác biệt” trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; chất vấn về tính phù hợp của CBAM với các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), đối xử quốc gia (NT), các điều khoản về thuế quan, phi thuế quan, ngoại trừ vì mục tiêu bảo vệ môi trường... trong Hiệp định GATT của WTO. Quan trọng hơn cả, các Thành viên đều thống nhất cho rằng khi đi vào thực hiện, CBAM sẽ tạo ra rào cản thương mại lớn với xuất khẩu từ các nước thứ ba vào khu vực thị trường chung EU, thông qua gia tăng phí tổn trực tiếp (phí mua tín chỉ) và gián tiếp (thủ tục hành chính phức tạp để tuân thủ quy định CBAM). Bản câu hỏi 7 trang của Nga gửi cho EU từ tháng 10/2021 thông qua WTO cho thấy tính phức tạp của việc thực thi CBAM.

Thỏa thuận Xanh châu Âu - Bài 1: Rào cản cho Việt Nam khi thực hiện hiệp định EVFTA
Phiên họp của WTO về vấn đề Thỏa thuận xanh châu Âu - Ảnh: nguồn WTO

Bất kể sự chỉ trích, phản đối của nhiều nước, EU chắc chắn sẽ tiếp tục xây dựng CBAM theo đúng tiến trình, vì lý do chiến lược nêu trên. Gần đây nhất, ngày 22/6/2022, Nghị viện châu Âu đã thông qua với đa số phiếu gói văn bản pháp lý quy định về CBAM với một số điều chỉnh đáng chú ý. Các nội dung tích cực đối với các nước ngoài EU, đặc biệt là các nước Đang và Kém phát triển, là việc xác định lộ trình xóa bỏ tín chỉ các-bon miễn phí trong nội bộ EU từ năm 2027, hoàn thành vào năm 2032 để đảm bảo hệ thống trong (ETS) và ngoài EU (CBAM) không mâu thuẫn lẫn nhau; quy định sẽ sử dụng số tiền tương đương mức thu từ bán tín chỉ CBAM cho mục tiêu hỗ trợ các nước kém phát triển. Điểm gây quan ngại là CBAM sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi ra các chủng loại sản phẩm khác, kể cả tính đến hàm lượng các-bon phát thải gián tiếp trong đầu vào điện sản xuất, ngoài 5 nhóm sản phẩm ban đầu là sắt thép, sản phẩm lọc dầu, xi măng, hóa chất cơ bản và phân bón.

Các khía cạnh quan trọng về CBAM đã được phổ biến ở Việt Nam tại một số hội thảo trong tháng 4 và tháng 6/2022, như phạm vi áp dụng ban đầu, phương thức thực hiện và lộ trình dự kiến. Việt Nam cũng đã có bước đi trong nước vừa thể hiện trách nhiệm thực thi cam kết về chống biến đổi khí hậu, hòa hợp với mục tiêu giảm phát thải, bảo vệ môi trường mà EU theo đuổi, vừa hướng đến giảm nhẹ tác động tiêu cực của CBAM đối với xuất khẩu của Việt Nam khi cơ chế này đi vào vận hành đầy đủ. Khi đàm phán xây dựng Hiệp định EVFTA, Việt Nam cũng đã lường trước, đặt ra kênh đối thoại với EU về CBAM tại Điều 13.6 Chương Thương mại và Phát triển bền vững.

Liên quan đến CBAM, đối với Việt Nam, trên cơ sở nhận thức và bước đi nêu trên, ít nhất hai khía cạnh cần được lưu ý từ góc độ cơ quan nhà nước. Thứ nhất, để hài hòa với biện pháp của EU nhằm bảo vệ lợi ích xuất khẩu của Việt Nam, ta cần nỗ lực thiết lập hệ thống theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP đúng lộ trình đã đề ra, đặc biệt là cho giai đoạn 2026-2030. Thứ hai, Việt Nam cần phối hợp với các Thành viên WTO tại kênh đa phương, nhiều bên và tăng cường đối thoại với EU qua kênh song phương để đảm bảo EU có cơ chế thích đáng công nhận chi phí các-bon có tính đến điều kiện cụ thể của từng quốc gia, đặc biệt của Việt Nam. Đồng thời, từ góc độ doanh nghiệp, việc nâng cao nhận thức về nỗ lực giảm phát thải các-bon và xây dựng hệ thống hồ sơ liên quan cần tiếp tục cải thiện, để doanh nghiệp không bị động khi CBAM của EU đi vào thực hiện đầy đủ từ năm 2027.

Văn Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở 'vùng an toàn'

Với sự chủ động tìm hiểu về Quy định chống phá rừng của EU, có thể nói, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích cà phê của Gia Lai nằm ở 'vùng an toàn".
Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Tọa đàm

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Việt Nam - Hà Lan cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tăng cường mở cửa thị trường, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.

Tin cùng chuyên mục

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Thành công của hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành thủy sản sẽ góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và minh bạch.
Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Mô hình hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành điều sẽ góp phần xóa bỏ những lực cản lớn nhất cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến, xuất khẩu điều nhân.
Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng mô hình hệ sinh thái ngành thủy sản được coi là ‘chìa khóa’ để giải ‘bài toán' gia tăng cơ hội tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Nếu thành công, hệ sinh thái FTA cho ngành da giày sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa các lợi ích từ FTA và tạo nền tảng vững chắc cho ngành da giày.
Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Minh bạch về thông tin, chất lượng là một trong những đòi hỏi hàng đầu khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường EVFTA.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Xuất khẩu da giày đã tận dụng tốt lợi thế từ thị trường EVFTA. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 27 tỷ USD.
Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển.
Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã thúc đẩy, tạo động lực để các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp hàng hóa Việt Nam củng cố vị thế tại thị trường châu Âu, đồng thời mở rộng cánh cửa cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp.
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA đã và đang góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế về xuất khẩu đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao về môi trường.
Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ưu đãi chỉ đến khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các quy định trong EVFTA, trong đó quan trọng hàng đầu là quy định về xuất xứ hàng hóa.
Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà Việt Nam còn phải thúc đẩy nhập khẩu, thu hút đầu tư từ EU để tạo sức bật cho doanh nghiệp tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

Thực thi Hiệp định EVFTA đã tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU, trong đó có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản…
4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Sau 4 năm thực thi, Hiệp định EVFTA đem lại những kết quả tích cực: Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Việt Nam-Italia sẽ chú trọng thực thi Hiệp định EVFTA bằng những chương trình hành động cụ thể, tạo bước ngoặt quan trọng và xung lực mới trong hợp tác kinh tế.
Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) đều có sự phục hồi và tăng trưởng tích cực.
Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Sau hơn 3 năm thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong các nước ASEAN.
EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham đánh giá, hoạt động thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu đã tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động