Thứ tư 06/11/2024 00:37

Thiếu container rỗng: Doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc

Cho rằng có thể các hãng tàu bắt tay nhau đẩy cước phí lên cao trong bối cảnh nhà xuất khẩu cần container rỗng để đóng hàng, nhiều doanh nghiệp đề xuất các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc điều tra tình trạng này.

Tình trạng thiếu container rỗng đang ngày càng gia tăng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phản ánh, giá cước container đã bị tăng gần gấp 3 so với tháng 9/2020. Thậm chí có doanh nghiệp đã phải trả tới 5.600 USD/container để có thể đóng hàng xuất đi nhưng vẫn phải chờ…

Doanh nghiệp khó khăn vì thiếu container rỗng

Lo ngại việc thiếu container rỗng kéo dài, gây thiệt hại nặng cho xuất khẩu, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT của Phúc Sinh Group đề xuất, Bộ Giao thông- Vận tải cần sớm vào cuộc, điều tra các hãng tàu để có câu trả lời cho doanh nghiệp. “Thiếu cont rỗng, không có chỗ là câu trả lời mà các nhà xuất khẩu khắp nơi trên thế giới nhận được. Chính phủ khắp nơi đã điều tra và yêu cầu các hãng tàu giải trình. Còn tại Việt Nam vẫn chưa lên tiếng và nhà xuất khẩu vẫn đang phải tự chống chọi”- ông Thông cho biết.

Đồng quan điểm, ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE kiến nghị, Việt Nam cần sớm vào cuộc, điều tra sự thiếu container thật sự hay là các hãng tàu bắt tay với nhau. Bên cạnh đó nên có cơ chế ưu tiên các chuyến hàng xuất/ nhập khẩu cho doanh nghiệp. Đặc biệt cần đơn giản hóa thủ tục hành chính/thủ tục hải quan- để hàng hóa có thể lưu thông nhanh hơn. “Thật vô lý khi giá bình thường thì không có container và chỗ trên tàu, nhưng trả giá cao lên gấp đôi, thậm chí gấp ba thì có chỗ...”, ông Có bức xúc.

Theo các hãng tàu lớn có văn phòng tại Việt Nam, tình trạng thiếu container rỗng không chỉ ở Việt Nam mà xảy ra trên toàn thế giới do container rỗng được ưu tiên đưa về thị trường Trung Quốc. Và tình trạng này được dự báo có thể kéo dài đến sau tết.

Trước thực trạng thiếu container rỗng, tại Mỹ, Ủy ban Hàng hải liên bang Mỹ (FMC) hôm 21/11 đã thông báo mở cuộc điều tra các thực hành kinh doanh của các hãng tàu biển nước ngoài tại cảng của Mỹ. Động thái này diễn ra khi các nhà xuất khẩu Mỹ khiếu nại họ bị các hãng tàu nước ngoài từ chối vận chuyển hàng xuất khẩu vì ưu tiên xoay vòng container rỗng trở về châu Á để vận chuyển hàng hóa Trung Quốc.

Theo tờ Wall Street Journal, CNBC, cuộc điều tra sẽ tập trung vào các hãng tàu hoạt động trong các liên minh và đang ghé các cảng Long Beach, Los Angeles, New York và New Jersey.

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics khuyến nghị rằng, các hãng tàu cần cung cấp thông tin minh bạch cho chủ hàng/các công ty giao nhận, cũng như cân đối chiến lược bán hàng và nhận booking theo khả năng cung ứng là cần thiết. Bên cạnh đó, đối với các chủ hàng/công ty giao nhận, cần tuân thủ các yêu cầu về thủ tục booking để giữ chỗ sớm.
Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: cơ quan chức năng

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số