Thị trường Trung Đông- Châu Phi: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Trung Đông- châu Phi là các thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng của Việt Nam hiện nay, đây là 2 thị trường có sức mua lớn. Bên cạnh một số mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như điện thoại di động và linh kiện điện tử máy tính các loại, nhu cầu của bạn đối với các mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng của ta rất cao. Đó là khẳng định của ông Lê Thái Hòa- Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ thị trường châu Phi- Tây Á- Nam Á (Bộ Công Thương) với Báo Công Thương trong bài phỏng vấn dưới đây.

Xin ông cho biết, thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Đông- châu Phi hiện nay?

Tình hình xuất nhập khẩu vào thị trường Trung Đông những năm gần đây tăng trưởng khá tốt. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu Việt Nam- Trung Đông đạt 5,176 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Trung Đông 2,545 tỷ USD và nhập khẩu 2,631 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2015, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu Việt Nam- Trung Đông đã đạt 12,203 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Trung Đông 8,900 tỷ USD và nhập khẩu 3,303 tỷ USD. Năm 2016, tình hình kinh tế của một số nước trong khu vực này gặp khó khăn, do giá dầu xuống thấp, nên kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Nam- Trung Đông có giảm so với 2015, đạt 10,887 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang đạt 8,059 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Đông là 2,828 tỷ USD.

Thị trường Trung Đông- Châu Phi: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Ông Lê Thái Hòa- Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương)

Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông là: Điện thoại di động và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử; hàng thủy hải sản; nông sản như cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều; sản phẩm dệt may, giày dép... Mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông bao gồm: Chất dẻo nguyên liệu; khí đốt hóa lỏng, thức ăn gia súc và nguyên liệu; sản phẩm hóa chất...

Đối với thị trường châu Phi, năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 4,766 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Phi là 3,526 tỷ USD và nhập khẩu từ châu Phi về Việt Nam là 1,240 tỷ USD. Đến năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- châu Phi đạt 5,364 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi đạt 2,762 tỷ USD và nhập khẩu là 2,602 tỷ USD. Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi là gạo; điện thoại các loại và linh kiện; hàng thủy sản; cà phê. Việt Nam nhập khẩu từ châu Phi gồm hạt điều, bông, gỗ và các sản phẩm từ gỗ...

Xuất khẩu sang thị trường Trung Đông- châu Phi, doanh nghiệp (DN) có thể gặp phải những khó khăn gì, thưa ông?

Trung Đông- châu Phi hiện là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song đây lại là hai thị trường thường có tình hình chính trị an ninh bất ổn. Ngoài ra, yếu tố văn hóa Hồi giáo là đặc thù của khu vực Trung Đông và Bắc Phi, thông thường sử dụng ngôn ngữ bản địa là tiếng Ả-rập thay vì tiếng Anh cũng là những khác biệt mà doanh nghiệp còn chưa nắm bắt rõ. Các DN Việt Nam cũng vẫn còn tâm lý e ngại trong giao dịch, tìm hiểu đối tác tại các thị trường này, chưa thực sự có chiến lược và kế hoạch chuẩn bị lâu dài, bài bản, cả về hàng hóa cũng như lộ trình xâm nhập thị trường. Đây những trở ngại chính của các DN Việt Nam khi xuất khẩu vào các thị trường này.

Ông Lê Thái Hòa- Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ thị trường châu Phi- Tây Á- Nam Á (Bộ Công Thương): Thị trường Trung Đông- Châu Phi rất ưa chuộng những sản phẩm nông sản có xuất xứ từ Việt Nam như gạo, cà phê, hạt tiêu...

Để giảm bớt khó khăn cho DN khi xuất khẩu vào thị trường Trung Đông- châu Phi, Bộ Công Thương mong muốn các DN cần xây dựng kế hoạch xâm nhập thị trường lâu dài, ổn định thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ xuất- nhập khẩu có năng lực, có khả năng nghiên cứu, hiểu biết về văn hóa và tập quán kinh doanh của khu vực Ả-rập Hồi giáo, biết tiếng Ả-rập, đánh giá và tiếp cận thị trường tốt.

Thời gian qua, Việt Nam đã có chương trình cụ thể như thế nào để hỗ trợ DN xuất khẩu vào thị trường Trung Đông- châu Phi, thưa ông?

Để thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường này, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Trung Đông- châu Phi từ nay đến 2025. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đang hoàn thiện để ban hành chương trình hành động cụ thể của Bộ để thực hiện Đề án này. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng thường xuyên có những hoạt động triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, các hoạt động nghiên cứu và định hướng cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường Trung Đông- châu Phi, chỉ đạo các Thương vụ ở khu vực bám sát thị trường, nắm bắt cơ hội giao thương, cung cấp các thông tin giao thương và nhu cầu nhập khẩu cụ thể của đối tác cho DN, đồng thời bước đầu tổ chức các sự kiện hoạt động quảng bá, tuyên truyền giới thiệu hàng hóa Việt nam để tiếp cận trực tiếp một số chuỗi hệ thống các siêu thị phân phối ở các thị trường này.

Xin cảm ơn ông!

Hòa - Nga (Thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động