Thị trường trầm lắng: Doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực tìm hướng đi mới

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực xoay xở tìm hướng đi mới.
Doanh nghiệp xuất khẩu linh hoạt vượt khó Dồn lực gỡ khó cho xuất khẩu thủy sản

Đơn hàng sụt giảm mạnh

Dù đã bước vào giữa quý II, mùa cao điểm đặt hàng của nhiều ngành như đồ gỗ, dệt may, da giày thị trường xuất khẩu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc. Đơn hàng khan hiếm khiến nhiều doanh nghiệp phải gồng mình xoay xở. Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, thị trường xuất khẩu hàng dệt may hiện rất trầm lắng, có thể nói là ảm đạm khi nhu cầu tiêu dùng tại EU đang giảm sâu, thị trường Mỹ chưa có tín hiệu phục hồi.

Trong khi đó, các thị trường khác ở khu vực châu Á cũng giảm dần khi lạm phát, suy thoái lan rộng. Trong quý I, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp giảm trung bình hơn 20% so với năm 2022. Sang quý II, tình hình đơn hàng vẫn chưa được cải thiện.

Trước đây, doanh nghiệp cho ra mắt các bộ sưu tập thời trang theo kế hoạch và sản xuất đơn hàng theo mùa và thì nay phải “xoay” đơn hàng cho từng tháng, có đơn tới đâu làm tới đó. Thậm chí, không có đơn đặt hàng.

Thị trường trầm lắng: Doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực tìm hướng đi mới
Nhà máy sản xuất ván sàn tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Sao Nam (Bình Dương).

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt hơn 3 tỷ USD, giảm 21% so với tháng 4/2022. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so cùng kỳ năm trước. Các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU đều ghi nhận mức sụt giảm mạnh.

“Hiện cả đơn hàng và đơn giá đều giảm tới 20-30%, cá biệt một số mặt hàng giá giảm tới 40-50%. Đây là điều chưa từng xảy ra với ngành dệt may”, ông Trương Văn Cẩm cho biết.

Cũng như dệt may, các doanh nghiệp ngành gỗ cũng trong tình trạng “đói” đơn hàng. Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Sao Nam chia sẻ, trước đây 100% sản phẩm ván sàn của công ty chỉ tập trung xuất khẩu đi thị trường Mỹ. Tuy nhiên từ cuối năm 2022 đến nay nhu cầu của Mỹ sụt giảm mạnh khiến đơn hàng xuất khẩu chỉ còn khoảng 35 – 40% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho biết, đơn hàng xuất khẩu đi các thị trường quan trọng theo đà giảm từ những tháng cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 và tới nay vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Hiện tại, đơn hàng chỉ đủ để nhà máy hoạt động khoảng 50% công suất. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong ngành gỗ nhiều tháng qua.

Lý giải về nguyên nhân đơn hàng sụt giảm ông Nguyễn Liêm cho biết, do hai thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và EU đều giảm cầu tiêu dùng. Dù đã vào giữa quý II nhưng số lượng đơn hàng vẫn rất khan hiếm, nhà máy chỉ hoạt động khoảng 40% công suất. Những đơn hàng doanh nghiệp nhận được đến nay chủ yếu là các đơn hàng nhỏ, số lượng ít và chỉ đủ sản xuất cầm chừng đến hết quý II, chưa có các đơn hàng cho nửa cuối năm.

Doanh nghiệp tìm hướng đi mới

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu sẽ còn đối mặt nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2023. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp đều đang nỗ lực xoay xở tìm giải pháp để khắc phục tình trạng không có đơn hàng.

Ông Trần Thế Linh - Giám đốc Công ty giày Viễn Thịnh cho biết, từ khi đơn hàng bắt đầu sụt giảm, doanh nghiệp đã liên tục ra nước ngoài đàm phán với khách hàng để đa dạng chủng loại sản xuất. Nếu như trước đây, công ty chỉ làm một loại giày nữ thì nay công ty mở rộng sản xuất cả giày nam và giày trẻ em.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng giảm giá thành sản phẩm khoảng 10% so với trước. Thậm chí chấp nhận sản xuất không lợi nhuận để giữ đơn hàng.

“Nói đơn giản là công ty chấp nhận làm tất cả sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu. Thậm chí, chúng tôi còn nói khách hàng có nhu cầu gì, muốn giá như thế nào thì cứ báo và công ty sẵn sàng đáp ứng. Mặc dù lượng đơn hàng đảm bảo đủ việc làm cho công nhân, song công ty cũng không tăng ca và chưa biết khi nào thị trường sẽ đầy ắp đơn hàng như trước”, ông Trần Thế Linh chia sẻ.

FTA Việt Nam- Israel là cơ hội giúp doanh nghiệp dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhiều doanh nghiệp dệt may đang tìm hướng tái cấu trúc thị trường và khách hàng

Mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp ngành gỗ trong nửa đầu năm 2023 là duy trì được hoạt động sản xuất của nhà máy ở mức huề vốn để giữ được càng nhiều lao động càng tốt. Bà Đỗ Thị Kim Loan cho biết, ngay khi thị trường Mỹ chững lại, lãnh đạo công ty Sao Nam đã tìm cách chuyển hướng sang tìm khách hàng ở các thị trường khác như Australia, Canada…để bù đắp phần nào lượng sụt giảm từ thị trường chính.

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng chú trọng đến việc tái cấu trúc lại nhà máy, đầu tư thêm từ 30% – 35% vốn để trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhằm cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao độ chính xác cũng như tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Việc xoay sở, tái cấu trúc thị trường, đơn hàng cũng là hướng đi của các doanh nghiệp ngành dệt may. Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, dù các thị trường mới, thị trường ngách chưa thể bù đắp cho phần sụt giảm tại các thị trường chính, song đây là cách để doanh nghiệp có thể trụ lại. “Không chỉ chấp nhận làm các đơn hàng nhỏ, lẻ trong thời gian ngắn, doanh nghiệp còn phải tái cấu trúc lại sản xuất, đánh giá thị trường, quyết định các kế hoạch sản xuất ngắn hạn theo tháng thay vì theo quý, năm như trước đây”, ông Phạm Văn Việt nhấn mạnh.

Để tiếp cận được nhiều khách hàng nhất, Việt Thắng Jean đã sử dụng các ứng dụng trực tuyến, thương mại điện tử để trao đổi, gửi mẫu tới khách hàng, giảm số lượng mẫu phải sản xuất thực tế vừa tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, khách hàng cũng dễ dàng đánh giá và điều chỉnh mẫu hơn trước. Đội ngũ marketing của công ty cũng phải nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nắm bắt các xu hướng thời trang thế giới để đưa vào sản phẩm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chiếm khoảng 70% thị trường tiêu thụ trong nước đang khiến nhiều doanh nghiệp do nữ lãnh đạo bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường nước ngoài.
Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam(Online Friday) đã được 10 năm, góp phần thúc đẩy sự bứt phá thương mại điện tử Việt Nam.
Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số, ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng Bộ Công Thương, doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024.
Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Theo Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sản phẩm kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.
Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Theo chuyên gia, để giữ được miếng bánh thị phần, doanh nghiệp ngành cơ khí cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động thích ứng chuỗi cung ứng.
Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Từ ngày 22-26/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức “Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Chiều 21/11, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao khai mạc sáng 21/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Tại kỳ hội chợ Global Sourcing Expo Austrlia 2024, Việt Nam có 10 doanh nghiệp dệt may tham gia với 10 gian hàng.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động