Thứ năm 15/05/2025 02:09

Thị trường RCEP chi 2,1 tỷ USD mua thủy sản từ Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường FTA RCEP 6 tháng năm 2023 giảm 18% so với 6 tháng năm 2022, đạt trên 2,18 tỷ USD, chiếm 52,6% trong tổng kim ngạch.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản tháng 6/2023 giảm 5,1% so với tháng 5/2023 và giảm 23,7% so với tháng 6/2022, đạt kim ngạch gần 768,21 triệu USD.

Tính chung 6 tháng năm 2023 xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 4,15 tỷ USD, giảm 27,3% so với 6 tháng năm 2022.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường RCEP đạt hơn 2,1 tỷ USD sau 6 tháng

Thủy sản xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nhật Bản chiếm 17,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt trên 712,5 triệu USD, giảm 10,9% so với 6 tháng năm 2022.

Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 17%, đạt gần 705,8 triệu USD, giảm mạnh 46,2% so với cùng kỳ; riêng tháng 6/2023 xuất khẩu sang thị trường này đạt 143,33 triệu USD, giảm 5% so với tháng 5/2023 và giảm mạnh 33,9% so với tháng 6/2022.

Tiếp đến thị trường Trung Quốc, đạt trên 634,35 triệu USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ, chiếm 15,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường FTA RCEP 6 tháng năm 2023 giảm 18% so với 6 tháng năm 2022, đạt trên 2,18 tỷ USD, chiếm 52,6% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu sang thị trường FTA CPTTP giảm 21,6%, đạt trên 1,12 tỷ USD, chiếm 27%. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 7,8% trong tổng kim ngạch, đạt gần 325,17 triệu USD, giảm 15,7%.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) lý giải, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản, trong đó chủ yếu là lạm phát và lượng tồn kho tăng khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu tại các thị trường giảm.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất khác về nguồn cung và giá, điển hình là Ecuador, Ấn Độ… Trong khi sức chịu đựng của nông, ngư dân và doanh nghiệp trong nước suy yếu vì chi phí sản xuất tăng, giá bán giảm, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng, cạn kiệt vốn và khó tiếp cận vốn vay để duy trì sản xuất, xuất khẩu.

Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, từ nay tới cuối năm, thị trường tiêu thụ thủy sản có khả năng phục hồi, nhưng sẽ chậm.

Hiện, thủy sản chiếm 27-28% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Những khó khăn từ thị trường khiến xuất khẩu sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm, đặt ra gánh nặng trong chặng đường nửa cuối năm để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.

baodautu.vn
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển siết chặt giám sát hàng hoá nhập khẩu, Thương vụ cảnh báo doanh nghiệp

Hiệp định IFD: Thu hẹp khoảng cách phát triển trong APEC

APEC bàn về trí tuệ nhân tạo và hội nhập tại Jeju

Giải mã chênh lệch chỉ số FTA Index giữa các tỉnh, thành

Nền tảng quan trọng cho Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC

Doanh nghiệp Việt Nam tới tấp đơn hàng thực phẩm tại Ả Rập

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/5: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Donetsk

FTA Index: ‘Tấm bản đồ’ chiến lược cho doanh nghiệp Việt

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành thủy sản

Nâng cao năng lực thực thi FTA, để ‘nâng hạng’ FTA Index

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 13/5: Nga thiêu rụi pháo Himars Ukraine

Israel trang bị 'giáp lồng' trên xe tăng chủ lực Merkava

Thị trường tài chính khởi sắc sau thỏa thuận Hoa Kỳ - Trung Quốc

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 13/5: 100 UAV Nga oanh tạc Ukraine

Chuyên gia Trung Quốc: Đàm phán Trung - Mỹ mang lại sự ổn định cho kinh tế thế giới

Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá cao kết quả đàm phán Trung - Mỹ

Hoa Kỳ - Trung Quốc: Đạt thỏa thuận quan trọng về thuế quan

FTA Index sẽ là công cụ hữu ích cho doanh nghiệp

Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình tầm xa mới

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 12/5: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine