Thị trường nội địa trở thành “điểm sáng” trong bức tranh của ngành gỗ

Trong khi xuất khẩu đang xu hướng chậm lại thì thị trường nội địa lại trở thành điểm sáng giúp doanh nghiệp gỗ phần nào giảm bớt áp lực kinh doanh.
Thị trường nội địa: Đòn bẩy tăng trưởng trong đại dịch

Khó khăn kép

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - cho biết: Sau thời gian tăng trưởng liên tục, từ tháng 4/2022 xuất khẩu gỗ đã chững lại và từ tháng 7/2022 đã có dấu hiệu tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 7/2022 chỉ đạt 1,3 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ chỉ đạt 845,9 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ. Đây là tháng đầu tiên ngành gỗ tăng trưởng âm trong vòng hơn 1 năm trở lại đây.

Chỉ ra nguyên nhân, theo ông Nguyễn Chánh Phương, do một số thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ lạm phát, trong đó thị trường Mỹ (chiếm tỷ trọng 60%) lạm phát cao, dẫn tới chi tiêu của người dân giảm. Ngoài ra, đơn hàng mới của doanh nghiệp cũng đang chậm lại do kế hoạch mua hàng từ thị trường Mỹ không có con số chính xác. Ngoài khó khăn trên, doanh nghiệp gỗ còn phải đối mặt với tình trạng ngân hàng “hết room” tín dụng, lãi suất cao, trong khi đó việc tiếp nhận gói hỗ trợ 2%. “Qua khảo sát của chúng tôi thì nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm hạn mức tín dụng, có doanh nghiệp bị cắt giảm hơn nửa, dẫn tới khó khăn trong kế hoạch tài chính. Mong muốn của doanh nghiệp lúc này là được giữ hạn mức tín dụng hoặc được tiếp cận gói lãi suất 2%”- ông Phương nói.

Thị trường nội địa trở thành “điểm sáng” trong bức tranh của ngành gỗ
Doanh nghiệp gỗ đang tăng trưởng chậm lại sau thời gian liên tục gặt hái thành công.

Để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm thời gian sản xuất, bố trí cho công nhân làm luân phiên. Ông Trần Văn Quang - Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Khánh Xương (Bình Dương)- cho biết: Doanh nghiệp này đang phải sản xuất cầm chừng. Theo đó, nếu như trước 1 tháng xuất khẩu khoảng 100 container thì nay giảm chỉ còn 15-20 container. Do đó, Khánh Xương buộc phải cắt giảm dần lao động và tới hiện tại chỉ còn khoảng 30% so với thời điểm trước dịch (chỉ còn khoảng trên 300 người). “Thời điểm dịch bùng phát chúng tôi đã cắt giảm lao động sản xuất một đợt và đến nay khi đơn hàng sụt giảm, tiếp cận khách hàng khó khăn chúng tôi lại cắt giảm đợt nữa. Qua các đợt, chúng tôi đã cắt giảm 70% lao động”- ông Quang chia sẻ.

Cũng như Khánh Xương, ông Trần Hoài Hữu - Giám đốc Công ty TNHH Gia Nhiên cho hay, doanh nghiệp này đã cắt giảm khoảng 50% lao động sản xuất và 20% lao động khối văn phòng để ứng phó với tình hình sụt giảm đơn hàng.

Điểm sáng thị trường nội địa và Đông Nam Á

Tuy nhiên, theo ông Phương, trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì điểm tích cực là nhóm hàng ở nội địa đang phục hồi trở lại sau hơn 2 năm gián đoạn vì dịch bệnh. Theo đó nhiều công trình như nhà ở, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đã xây dựng trở lại để bàn giao đúng cam kết cho nhà đầu tư, kéo theo nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ, cụ thể như gỗ ngoại thất nhiều hơn.

“Thị trường nội địa không có chỉ số đo lường nhưng qua quan sát nhóm doanh nghiệp làm hàng ngoài trời chúng tôi thấy họ tuyển lao động nhiều và các nhà máy của họ làm không hết việc”- ông Phương cho biết.

Cũng theo ông Phương, ngoài thị trường nội địa, đơn hàng của doanh nghiệp tại các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện khá ổn định. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sản xuất gỗ ở phân khúc cao cấp cũng không có biến động về đơn hàng.

Trong bối cảnh khó khăn đó, theo các doanh nghiệp, việc HAWA phối hợp cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh khởi động lại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam (VIFA-Expo 2022) được họ kỳ vọng sẽ tạo nơi giao lưu, xúc tiến bán hàng.

“Chúng hi vọng sau khi tham gia hội chợ sẽ có thêm nhiều khách hàng bởi đây là hội chợ gỗ đầu tiên sau gần 3 năm gián đoạn vì đại dịch”- ông Trần Hoài Hữu kỳ vọng. Ông Hữu cũng giải thích, ở các kỳ hội chợ trước đây công ty Gia Nhiên tham gia đều có đơn hàng được ký ngay tại hội chợ, thậm chí hiệu ứng sau đó rất tốt vì có nhiều khách hàng sau đó mới ký kết hợp đồng.

Đồng quan điểm, ông Trần Văn Quang cho hay, doanh nghiệp này đã đều đặn tham gia hội chợ VIFA-Expo hơn 10 năm qua. Dù mỗi năm chi phí tham gia triển lãm ngót nghét 500 triệu đồng song doanh nghiệp cũng nhận lại kết quả tương xứng. Cụ thể có năm khách hàng đến trực tiếp xưởng ký hợp đồng ngay thời điểm hội chợ diễn ra, có năm sau khi hội chợ kết thúc khách hàng tìm tới.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Các vụ điều tra phòng vệ thương mại đang gia tăng, vì vậy cảnh báo sớm sẽ tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

50 năm sau ngày giải phóng chúng ta chứng kiến nhiều câu chuyện vươn mình, lớn lên của các doanh nghiệp. Hàng hóa, dịch vụ của họ ở khắp mọi nơi, được tin dùng.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Thành phố Huế tích cực kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường hiện đại trong và ngoài nước.
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.
Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Chia sẻ của doanh nhân Việt về khát vọng đưa nông sản vươn tầm thế giới, kết nối nông dân với thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa qua từng sản phẩm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.
Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 26/4, Hải quan Khu chế xuất và Khu công nghiệp Hải Phòng tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2025, thu hút hơn 60 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Mobile VerionPhiên bản di động