Kỳ II: Biến thách thức thành cơ hội
Ảnh: Hồng Tiến |
Thị trường có tính cạnh tranh gay gắt
Với Việt Nam thì Nam Phi vẫn là thị trường mới, trong khi đó Nam Phi lại là một thị trường quen thuộc của nhiều nước khác, do vậy mức độ cạnh tranh thương mại càng thêm gay gắt. Đơn cử như mặt hàng gạo, vào được khu vực châu Phi, gạo Việt Nam phải cạnh tranh với gạo Thái Lan, Úc. Gạo Việt Nam tuy giá thấp hơn nhưng chất lượng, hình thức còn phải cạnh tranh với Thái Lan… mà phần lớn dân Nam Phi, Mozambique, Madagasca lại ưa chuộng gạo đồ, trong khi gạo đồ chưa phải là sở trường của Việt Nam.
Về hàng dệt may, giày dép tại thị trường Nam Phi những năm qua Việt Nam đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Đây là mặt hàng ta đang có nhiều tiềm năng, thế mạnh và nếu đạt được yếu tố về chất lượng, giá cả có tính cạnh tranh thì rất dễ vươn lên để chiếm thêm thị phần.
Tại Nam Phi có nhiều dân nhập cư từ các nước như Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc… Họ sang Nam Phi làm ăn, sinh sống từ lâu và đã hình thành một kênh đầu mối đưa hàng tràn vào Nam Phi để buôn bán. Một yếu tố nữa cũng phải kể đến là một phần không nhỏ người tiêu dùng Nam Phi vẫn ưa thích, chuộng hàng nhập khẩu thường xuyên từ các nước có thương hiệu như Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc… Những thực tế trên góp phần làm gia tăng cấp độ cạnh trạnh thương mại với hàng hóa của các nước, trong đó hàng hóa thương hiệu Việt cũng bị lấn át.
Đáng lưu ý trong vài năm gần đây, một số thương nhân da màu của nước sở tại đã hướng tới hàng giá rẻ hơn từ các nguồn khác nhau trong đó có hàng Trung Quốc tràn vào Nam Phi, theo đó có những mặt hàng thương hiệu Việt mà Trung Quốc cũng có thì giá của hàng Việt cũng chưa đủ sức áp đảo được thương hiệu hàng hóaTrung Quốc.
Sự đồng hành của đại diện thương mại Việt Nam
Tình hình nền kinh tế Nam Phi đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ Nam Phi đang tìm mọi cách để vực dậy nền kinh tế đang trì trệ và đi xuống nhưng kế họach đặt ra cũng chưa có cơ hội phục hồi nhiều.
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, Cơ quan đại diện Thương mại của Việt Nam cũng có nhiều cố gắng vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể và then chốt nhất là Thương vụ phải luôn đồng hành, là cầu nối giữa các doanh nghiệp nước sở tại với các doanh nghiệp, doanh nhân trong nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tạo thêm nhiều cơ hội giao thương mới có tính bứt phá. Hàng hóa của Việt Nam phải đa dạng về mẫu mã, giá cả, chất lượng đủ sức cạnh tranh. Muốn cạnh tranh có hiệu quả thì phải xúc tiến đầu tư (cả nhân lực, vật lực; cả chiều sâu lẫn chiều rộng); đổi mới công tác nghiên cứu thị trường sâu hơn và rộng hơn. Một trong những giải pháp có tính chiến lược là cần tìm cách tiếp cận với các tập đoàn siêu thị đa quốc gia và các tập đoàn siêu thị nội địa để tạo mối quan hệ đối tác lâu dài, hiệu quả.
Với sự nỗ lực phấn đấu của các cơ quan hữu quan và cộng đồng DN, hy vọng kim ngạch XK Việt Nam - Nam Phi sẽ đạt ngưỡng 1 tỷ USD