Thị trường hàng không: “Cuộc đua” giành thị phần Vietjet “tấn công” thị trường hàng không Ấn Độ Máy bay phản lực cỡ nhỏ góp phần tăng kết nối cho hàng không Việt Nam |
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Airbus đã bàn giao 297 chiếc máy bay thương mại cho 60 khách hàng trên toàn cầu. Mới đây nhất, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất nước Australia - Jetstar Airways thuộc Tập đoàn Qantas đã nhận chiếc máy bay A321neo đầu tiên của Airbus.
Jetstar Airways nhận chiếc máy bay A321neo đầu tiên của Airbus |
Đặc biệt, mục tiêu tốc độ sản xuất máy bay A320 là 75 chiếc mỗi tháng vào năm 2025 không thay đổi. Tính đến cuối tháng 6/2022, máy bay A320neo đã nhận được hơn 8.000 đơn đặt hàng từ hơn 130 khách hàng trên toàn thế giới.
Ông Christian Scherer, Giám đốc Thương mại kiêm Giám đốc Airbus International cho biết, chúng ta đang chứng kiến sự phục hồi toàn cầu về giao thông bằng đường hàng không.
“Chúng tôi tự tin về sự phục hồi mạnh mẽ của lưu lượng hàng không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kỳ vọng thị trường hàng không sẽ phục hồi tương đương mức năm 2019 từ năm 2023 đến năm 2025” - ông Christian Scherer nhấn mạnh.
Với sự tập trung ngày càng cao vào hiệu suất và ngành hàng không bền vững trong khu vực, các sản phẩm của Airbus luôn được định vị tốt để phục vụ thị trường. Danh mục các máy bay hiện đại của Airbus giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu từ 20-25% và ít khí thải CO2 so với các máy bay thế hệ cũ.
Tất cả các sản phẩm máy bay của hãng đã được cấp chứng nhận bay với tỷ lệ nhiên liệu 50% SAF (nhiên liệu hàng không bền vững), và tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 100% vào năm 2030.
Ông Christian Scherer cũng cho hay, trong 20 năm tới, thế giới sẽ cần khoảng 39.000 máy bay chở khách và chở hàng mới, trong đó có 15.250 chiếc thay thế máy bay cũ.
Vào năm 2040, phần lớn máy bay thương mại được khai thác sẽ thuộc thế hệ mới nhất, tăng 13% so với hiện nay, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất phát thải CO2 của các đội tàu bay thương mại trên thế giới.
Ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đã đạt được mức tăng hiệu suất rất lớn, thể hiện qua sự sụt giảm 53% lượng khí thải CO2 toàn cầu của ngành hàng không kể từ năm 1990. Dòng sản phẩm của Airbus hỗ trợ mức cải thiện hiệu suất phát thải CO2 ít nhất 20% so với máy bay thế hệ trước.
Với những đổi mới liên tục, không ngừng phát triển sản phẩm, cải thiện hiệu quả khai thác cũng như đưa ra các tùy chọn của máy bay dựa trên nhu cầu của thị trường, Airbus đang hỗ trợ mục tiêu của ngành vận tải hàng không là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.