Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/8/2023: Quặng sắt tăng mạnh, nhóm đậu tương dẫn dắt đà giảm Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/8/2023: Dầu thô suy yếu 3 ngày liên tiếp, giá bông tiếp tục tăng |
Giá dầu hồi phục sau 3 ngày giảm liên tiếp
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày 24/8, giá dầu biến động tương đối giằng co, trước khi đóng cửa tăng giá, cắt đứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó. Rủi ro nguồn cung toàn cầu thắt chặt, đã thúc đẩy giá phục hồi nhẹ trở lại.
Giá dầu WTI chốt phiên với mức giá 79,05 USD/thùng sau khi tăng 0,2%. Giá dầu Brent tăng 0,1% lên sát mốc 83 USD/thùng.
Bảng giá năng lượng |
Saudi Arabia có thể sẽ kéo dài chính sách cắt giảm dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày trong tháng 10 sau 3 tháng thực hiện trước đó, trong bối cảnh nguồn cung không chắc chắn, theo khảo sát của Reuters đối với 5 chuyên gia phân tích.
Ngân hàng Citigroup cũng cho biết, các thành viên chủ chốt của OPEC có thể cần phải xem xét cắt giảm nguồn cung hơn nữa vì một số quốc gia có hạn ngạch thấp, và các thành viên đang chịu lệnh trừng phạt đã bất ngờ gia tăng sản lượng mạnh mẽ.
Năm quốc gia gồm Iran, Iraq, Libya, Nigeria và Venezuela vốn đã phải vật lộn với tình trạng sụt giảm và gián đoạn sản lượng trong vài năm qua sẽ bổ sung thêm khoảng 900.000 thùng/ngày vào sản lượng trong năm nay và năm 2024, theo ước tính của ngân hàng. Điều đó đủ để đáp ứng sự tăng trưởng sắp tới về nhu cầu dầu mỏ.
Điều này gây ra lo ngại về việc cắt giảm sản lượng sâu hơn từ phía nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia, và kéo giá dầu phục hồi nhẹ trong phiên hôm qua.
Dự trữ dầu toàn cầu, vốn đã gần mức thấp nhất theo mùa trong 6 năm, đã giảm mạnh trong tháng qua với việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và nhu cầu tăng trở lại bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô.
Cụ thể, các kho dự trữ trên bờ trên toàn thế giới ở mức khoảng 3,37 tỷ thùng vào ngày 23/08, giảm khoảng 60 triệu thùng so với một tháng trước đó, theo công ty phân tích năng lượng Kpler.
Phần lớn mức giảm ở Trung Quốc khi tỷ lệ hoạt động tại các nhà chế biến được thiết lập để đạt kỷ lục trong tháng này, cho thấy nhu cầu dầu thô vẫn khá tích cực.
Hàng tồn kho trên toàn quốc của Mỹ cũng đã giảm đều đặn trong nhiều tháng và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022.
Trong khi đó, lợi nhuận lọc dầu tại châu Á đã đạt mức cao nhất trong vòng 13 tháng. Cụ thể, biên lợi nhuận để xử lý một thùng dầu thô Dubai tại một nhà máy lọc dầu điển hình của Singapore đã tăng lên 15,05 USD, cao nhất kể từ đầu tháng 7/2022.
Sự cải thiện này phần lớn được thúc đẩy bởi nhu cầu nhiên liệu lọc mạnh hơn trên khắp châu Á khi các nền kinh tế mở cửa sau đại dịch COVID-19, trong đó nhu cầu nội địa của Trung Quốc dẫn đầu. Tuy nhiên, sau loạt dữ liệu kinh tế kém sắc, hãng tin Reuters cho biết đà tăng có thể bắt đầu mất đà trong các tháng tiếp theo.
Thị trường kim loại quay đầu suy yếu
Thị trường kim loại quay đầu suy yếu sau 3 ngày liên tiếp tăng mạnh. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp khi đánh mất 0,66% xuống 24,23 USD/ounce. Trái lại, giá bạch kim nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp khi tăng 0,51% lên 943 USD/ounce, giá vàng cũng tăng 0,16%, chốt phiên tại mức 1.917,43 USD/ounce.
Tâm điểm của thị trường đang hướng về Hội nghị Jackson Hole được tổ chức vào 24 – 26/08, đặc biệt là bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell diễn ra vào ngày 25/08. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ động thái của Powell để có thêm manh mối về chính sách tiền tệ của Fed trong thời gian tới.
Ngoài ra, dữ liệu hôm qua chỉ ra số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ trong tháng 7 giảm 5,2% so với tháng 6, giảm mạnh hơn so với mức dự báo giảm 4% của giới phân tích. Kết hợp với dữ liệu quản lý mua hàng (PMI) sản xuất và dịch vụ thấp hơn dự báo được công bố trước đó, số liệu đang chỉ ra một số sự mất đà trong nền kinh tế Mỹ.
Do đó, với tâm lý thận trọng trước cuộc họp cùng với lo ngại Fed tiếp tục tăng lãi suất có thể khiến nền kinh tế chịu sức ép mạnh hơn, nhà đầu tư chuyển dòng tiền sang thị trường kim loại quý với tính trú ẩn an toàn. Tuy vậy, giá bạc không được hỗ trợ cho chịu sức ép bởi lực bán kĩ thuật khi giá tiến lên vùng kháng cự quan trọng 24,5 USD/ounce.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX đứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp khi giảm 0,98% xuống 3,77 USD/pound, giá sắt cùng chung xu hướng giảm khi giảm 1,19% xuống 111,9 USD/tấn, chấm dứt chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp.
Trong phiên sáng, giá đồng vẫn duy trì được đà tăng khi sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xe ô tô của Trung Quốc vẫn là điểm sáng đối với triển vọng tiêu thụ đồng tại nước này. Theo dữ liệu của Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc (CPCA), trong 20 ngày đầu tháng 8, doanh số bán lẻ xe du lịch đạt 947.000 chiếc, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy vậy, giá đảo chiều suy yếu vào phiên chiều khi sự trầm lắng của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc vẫn đang là lực cản lớn đối với triển vọng tiêu thụ đồng tại nước này.
Hơn nữa, đồng USD vẫn neo ở mức cao và lo ngại Fed tiếp tục giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài có đề gây sức ép lên nền kinh tế đã gây áp lực bán mạnh đối với đồng trong phiên tối.
Trên thị thường quặng sắt, một trong những yếu tố khiến giá giảm là do các nhà đầu tư bán chốt lời sau khi giá tăng 7 phiên liên tiếp, đây là đợt tăng dài nhất của giá quặng sắt trên Sở Singapore kể từ tháng 6/2023.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh chưa có chỉ thị rõ ràng từ chính quyền Trung Quốc nhằm hạn chế sản lượng thép trong năm nay, các nhà sản xuất hạn chế mua quặng sắt do hiện tại sản lượng thép của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức cao hơn so với năm ngoái. Sản lượng thép tăng lên có thể khiến các nhà máy sản xuất thép phải đối mặt với áp lực lớn hơn trong việc kiểm soát sản lượng trong giai đoạn cuối năm, do chính quyền đã yêu cầu hạn chế sản lượng thép năm nay ngang bằng với năm ngoái.
Giá đậu tương tiếp tục tăng do lo ngại nguồn cung
Khô đậu tương là mặt hàng dẫn đầu đà tăng của nhóm trong phiên hôm qua, với mức tăng lên tới gần 3%. Lực mua đối với khô đậu được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ sự khởi sắc của giá đậu tương, đặc biệt là sau khi giá khô đậu vượt qua ngưỡng tâm lý 400 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, giá dầu đậu tương hợp đồng tháng 12 ghi nhận mức giảm 1,25% khi kết thúc phiên hôm qua. Đà giảm của giá trong hôm qua chủ yếu là do áp lực bán kỹ thuật của thị trường.
Bảng giá nông sản |
Giá đậu tương hợp đồng tháng 11 trên Sở Chicago tiếp tục khởi sắc, trong bối cảnh dự báo thời tiết vẫn tương đối bất lợi trong cuối tháng 08 tại khu vực sản xuất trong điểm của Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc khảo sát mùa vụ quan trọng hàng năm tại Midwest (Crop Tour 2023) đã kết thúc ngày thứ 3 tại các bang sản xuất đậu tương lớn nhất của Mỹ và Illinois và Iowa, với kết quả không mấy tích cực.
Giá đậu tương tiếp tục tăng, giá đường tăng cao, giá bông tăng 5 ngày liên tiếp |
Thêm vào đó, dữ liệu từ báo cáo Bán hàng xuất khẩu (Export Sales) tối qua cho thấy, Mỹ bán được 164.948 tấn đậu tương niên vụ 22/23 trong tuần 11/08-17/08, tăng 289,8% so với một tuần trước. Việc doanh số bán hàng của Mỹ tăng mạnh khi niên vụ 22/23 sắp kết thúc cho thấy nhu cầu đậu tương Mỹ đang ở mức cao, thúc đẩy lực mua đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, khối lượng bán hàng đậu tương niên vụ 23/24 của Mỹ trong tuần đánh giá giảm 13,5% so với một tuần trước, xuống còn 1,22 triệu tấn. Điều này đã gây sức ép và thu hẹp phần nào đà tăng của giá trong hôm qua.
Sáng nay trên thị trường nội địa, giá chào bán khô đậu tương Mỹ tại cảng Cái Lân tăng khoảng 500- 1.000 đồng/kg, dao động quanh mức 13.500 - 14.000 đồng/kg đối với kỳ hạn các tháng giao quý IV năm nay. Trong khi đó, giá ngô Mỹ không có nhiều thay đổi, được chào bán ở khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg.
Giá đường tăng cao, giá bông tăng 5 ngày liên tiếp
Đóng cửa ngày 24/08, sắc xanh bao trùm lên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp.
Giá đường 11 ghi nhận phiên tăng gần 2% thứ 2 liên tiếp trong tuần này khi thị trường tiếp tục đứng trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung đường trên phạm vi toàn cầu trong niên vụ 2023/24. Ấn Độ vẫn chưa có thông tin chính xác về việc sẽ xuất khẩu đường cho niên vụ 2023/24 sẽ bắt đầu vào tháng 10 tới. Quốc gia này cho biết, họ sẽ xem xét tình hình sản xuất và tồn kho trong nước. Tuy vậy, với những dự báo kém tích cực về sản lường đường trong niên vụ mới tại Ấn Độ, dù quốc này cho phép xuất khẩu nhưng mức độ rất thấp. Trước đó, Ấn Độ chỉ cho phép các nhà máy xuất khẩu 6,1 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại sau khi cho phép họ bán kỷ lục 11,1 triệu tấn trong niên vụ trước.
Giá bông đánh dấu phiên tăng thứ 5 liên tiếp với mức tăng 0,31% so với tham chiếu. Dữ liệu bán hàng bông Mỹ trong tuần kết thúc ngày 17/08 không mấy tích cực đã hạn chế đà tăng của giá so với phiên trước đó. Trong thời gian trên, Mỹ chỉ bán 91.700 kiện bông cho cả 2 niên vụ 2023/24 và 2024/25, giảm so với mức bán 186.300 kiện bán được trong tuần kết thúc ngày 10/08.
Giá một số hàng hóa khác
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp
BẢNG GIÁ NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP KẾT THÚC NGÀY GIAO DỊCH 24/08/2023 |
Ca cao Tháng 09/23 1.2% 3363 USD/Tonnes Bông sợi Tháng 10/23 -0.14% 86.09 USD/lbs Cà phê Arabica Tháng 09/23 0.03% 153 USD/pounds Cà phê Robusta Tháng 09/23 -2.4% 2565 USD/Tonnes Dầu cọ thô Tháng 09/23 0.08% 3815 MYR/metrics Tons Đường trắng Tháng 10/23 -0.01% 693.4 USD/Tonnes Đường 11 Tháng 10/23 1.84% 24.29 USD/Pounds Cao su RSS3 Tháng 09/23 1.43% 205.9 JPY/kg Cao su TSR20 Tháng 09/23 0.69% 131.1 USD/Tonnes |
Bảng giá kim loại
BẢNG GIÁ KIM LOẠI KẾT THÚC NGÀY GIAO DỊCH 24/08/2023 |
Đồng Tháng 08/23 -0.95% 3.7675 USD/lbs Quặng sắt Tháng 08/23 -0.31% 109.17 USD/Tonnes Bạch kim Tháng 08/23 0.69% 939.1 USD/Troy ounces Bạc Tháng 08/23 -0.62% 24.211 USD/Troy ounces Nhôm LME Tháng -1.01% 2157.5 USD/Tonnes Đồng LME Tháng -1.09% 8359.5 USD/Tonnes Chì LME Tháng -0.21% 2183 USD/Tonnes Nickel LME Tháng -0.61% 20829 USD/Tonnes Thiếc LME Tháng -0.98% 25870 USD/Tonnes Kẽm LME Tháng 0.97% 2394 USD/Tonnes |