Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua (21/11), lực mua chiếm ưu thế trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV. Chỉ số MXV-Index tăng 0,36% lên 2.219 điểm, nối dài đà tăng sang ngày thứ 3 liên tiếp, đồng thời đánh dấu ngày thứ hai cả 4 nhóm mặt hàng đồng loạt giữ được xu hướng tăng. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 3.200 tỷ đồng.
Với 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt chốt ngày trong sắc xanh, nông sản là nhóm dẫn dắt xu hướng chung của thị trường trong ngày hôm qua. Đây cũng đồng thời là nhóm mặt hàng ghi nhận khối lượng giao dịch cao nhất, chiếm đến 32% tổng lượng tiền của toàn thị trường.
Lúa mì kết thúc chuỗi giảm giá 5 ngày liên tiếp
Chốt ngày ngày giao dịch 21/11, lúa mì là mặt hàng dẫn đầu đà tăng của cả nhóm nông sản, với mức tăng lên tới 2,15%. Nhịp tăng này cũng giúp giá lúa mì kết thúc chuỗi giảm kéo dài trong 5 phiên liên tiếp trước đó. MXV cho biết, bên cạnh lực mua kỹ thuật của thị trường, căng thẳng leo thang ở khu vực Biển Đen là hai yếu tố hỗ trợ chính giá lúa mì trong hôm qua.
Chốt ngày ngày giao dịch 21/11, lúa mì là mặt hàng dẫn đầu đà tăng của cả nhóm nông sản, với mức tăng lên tới 2,15%. |
Các quan chức địa phương của Ukraine cho biết, xung đột đã diễn ra tại khu vực Odessa ở phía nam nước này vào ngày hôm qua. Tuy không gây ra thiệt hại về người cũng như ngũ cốc, nhưng điều này một lần nữa dấy lên lo ngại về khả năng xuất khẩu nông sản của Ukraine khi cuộc xung đột ở nước này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong khi đó, giá ngô hợp đồng tháng 3 tiếp tục diễn biến giằng co và đóng cửa hôm qua với mức tăng nhẹ 0,31%. Một mặt, những thông tin về tình hình nguồn cung từ Nam Mỹ mang tính chất hỗ trợ giá. Mặt khác, sức ép đối với giá ngô đến từ lực bán kỹ thuật của thị trường.
Tại Brazil, đã có mưa trong cuối tuần vừa rồi và dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện trong những ngày tới. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng lượng mưa này là không đủ để giúp xoa dịu những ảnh hưởng của hạn hán kéo dài đối với mùa vụ ở phía bắc và miền trung đất nước. Trong khi đó ở Argentina, các nhà sản xuất dự kiến sẽ trì hoãn việc bán hàng để chờ đợi chính phủ của tổng thống mới đắc cử Javier Milei ban hành các chính sách “thân thiện” đối với ngành nông nghiệp của nước này, vốn đã gặp nhiều khó khăn do các loại thuế. Việc triển vọng mùa vụ ở Brazil đón nhận những tín hiệu kém khả quan, trong khi nguồn cung từ Argentina bị gián đoạn, đã góp phần hỗ trợ giá ngô trong phiên hôm qua.
Bảng giá nông sản |
Đối với nguồn cung từ Mỹ, báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) hôm qua cho thấy, nông dân nước này đã thu hoạch 93% diện tích ngô dự kiến tính tới 19/11, tăng 5 điểm phần trăm so với một tuần trước và thấp hơn mức 94% kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, do hoạt động thu hoạch vẫn đang diễn ra một cách tích cực nên sức ép của thông tin này lên giá ngô là khá hạn chế.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua 21/11, giá ngô Nam Mỹ về cảng nước ta tương đối chênh lệch giữa các kỳ hạn tháng giao gần và xa. Tại cảng Cái Lân, với kỳ hạn giao tháng 11 năm nay, ngô Nam Mỹ được chào bán trong khoảng 6.350 - 6.450 đồng/kg. Trong khi đó, giá dao động ở mức 6.500 - 6.850 đồng/kg đối với kỳ hạn giao tháng 1 năm sau.
Nhà đầu tư thận trọng trước cuộc họp OPEC+, giá đầu giằng co
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch 21/11, giá dầu biến động trong biên độ hẹp. Điều này thể hiện tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư trong khi chờ đợi quyết sách của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh (OPEC+) vào cuối tuần này.
Bảng giá năng lượng |
Đóng cửa, giá dầu WTI giảm 0,08% xuống 77,77 USD/thùng. Dầu Brent nhích nhẹ 0,16%, chốt phiên tại mức giá 82,45 USD/thùng.
Các nhà phân tích kỳ vọng OPEC+ có thể cắt giảm nhiều hơn vào năm tới trong bối cảnh giá dầu suy yếu. Ngân hàng JP Morgan bày cho rằng Saudi Arabia sẽ tìm cách “chia sẻ gánh nặng” cho bất kỳ đợt cắt giảm tiềm năng nào giữa các thành viên OPEC+, trong một nỗ lực tập thể thay vì đơn phương. Các tổ chức lớn như Energy Aspects, SEB, UBS, Barclay… đều dự báo về động thái cắt giảm sản xuất từ OPEC+ trong cuộc họp lần này.
Trong tuần kết thúc ngày 19/11, Nga đã cắt giảm xuất khẩu dầu thô bằng đường biển xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 trước thềm cuộc họp OPEC+, nhằm đảm bảo kế hoạch hạn chế xuất khẩu. Động thái này được đưa ra sau khi lượng hàng xuất đi tăng mạnh trong tháng 10.
Cụ thể, có khoảng 2,7 triệu thùng dầu thô/ngày đã vận chuyển từ các cảng của Nga trong tuần trước, thấp hơn khoảng 580.000 thùng/ngày so với số liệu tính đến ngày 12/11, ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất trong hơn 4 tháng.
Tuy nhiên, Giám đốc Bộ phận Thị trường và Công nghiệp Dầu mỏ tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết thâm hụt thị trường dầu sẽ chuyển sang thặng dư nhẹ vào năm tới ngay cả khi các nhà lãnh đạo OPEC+ là Saudi Arabis và Nga gia hạn cắt giảm sản xuất và xuất khẩu đến năm 2024. Điều này xuất phát từ lo ngại tăng trưởng kinh tế kém sắc sẽ hạn chế tiêu thụ dầu mỏ.
Trong khi đó, Iran dự kiến nâng sản lượng dầu lên 3,6 triệu thùng trong cuối quý I năm 2024 bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ. Sản lượng dầu của Iran là 2,2 triệu thùng/ngày vào tháng 8/2021 và hiện đã tăng lên 3,3 triệu thùng/ngày. Các thông tin trên đã hạn chế đà tăng giá dầu trong phiên.
Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, Viện Dầu khí Mỹ (API) báo cáo tồn kho dầu thô Mỹ tăng mạnh 9,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/11, so với dự báo chỉ tăng 1,2 triệu thùng. Thông tin này có thể làm giá dầu gặp áp lực trong phiên mở cửa.
Giá một số hàng hóa khác
Bảng giá kim loại |
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp |