Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11: Giá dầu thô cao nhất trong 2 tháng, giá nông sản diễn biến bất thường

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11 ghi nhận giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng, tuy nhiên đà tăng không vững.
Thị trường hàng hóa hôm nay 5/11: Giá dầu thô và các loại kim loại cùng giảm Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu thô lên xuống, cà phê được giá Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11: Giá kim loại và giá dầu thô bật tăng mạnh mẽ

Giá dầu thô tăng cao

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu giảm điều chỉnh trong một phiên giao dịch đầy biến động ngày hôm qua. Kết thúc phiên 07/11, giá WTI giảm 0,89% xuống 91,79 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 0,66% xuống 97,92 USD/thùng.

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11

Thị trường giằng co với một bên là lo ngại về nhu cầu suy yếu của Trung Quốc, nơi các quan chức một lần nữa tái khẳng định việc giữ vững chính sách Zero-Covid, sẵn sàng phong tỏa nhiều thành phố, khu sản xuất để kiểm soát dịch. Tuy vậy, các nhà đầu tư dường như vẫn kỳ vọng việc thay đổi trong chính sách sẽ sớm xảy ra, bất chấp các thông tin chính thức do sức ép từ phía người dân sau khi trải qua thời gian dài dưới các biện pháp quản lý nghiêm ngặt cũng như từ mặt kinh tế.

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11

Ngày hôm qua, số liệu xuất nhập khẩu tiêu cực của Trung Quốc cho thấy bức tranh tiêu cực của nước này nếu tiếp tục duy trì các biện pháp cũ. Trong tháng 10, xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng trưởng âm 0,3% và âm 0,7%, một phần do nước này mạnh tay phòng dịch để chuẩn bị đại hội đảng, khiến các vấn đề sản xuất, chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp. Đây chính là thông tin gây sức ép chính cho giá trong phiên sáng.

Tuy vậy, trong phiên thị trường chứng kiến nhịp phục hồi trở lại, với nguồn cung trong vòng 1 tháng tới được kỳ vọng sẽ trở nên thắt chặt hơn, khi lệnh cấm vận nhập khẩu dầu Nga của châu Âu có hiệu lực. Dù khách hàng châu Á được kỳ vọng sẽ thay các nước châu Âu trở thành người mua lớn, tuy nhiên các khó khăn về vận chuyển cũng như các quy định về bảo hiểm khiến cho quy trình sẽ gặp nhiều trắc trở. Trong khi đó, cuối năm các nhà máy lọc dầu lại gia tăng công suất, với công suất vận hành tại Mỹ dự kiến sẽ đạt 90%. Nhà máy lọc dầu tư nhân lớn nhất Trung Quốc Zhejiang Petroleum and Chemical Co (ZPC) đang tăng sản lượng dầu diesel, trong khi Công ty Công nghiệp Dầu khí Tích hợp Kuwait (KIPIC) cho biết giai đoạn đầu tiên của nhà máy lọc dầu Al Zour đã bắt đầu hoạt động thương mại.

Giá cũng nhận được hỗ trợ khi tâm lý chấp nhận rủi ro gia tăng trên thị trường chung. Dòng tiền chuyển dịch vào các thị trường rủi ro, với Dollar Index giảm mạnh xuống 110,12, mức thấp nhất trong vòng 10 ngày, trong khi thị trường tài chính của châu Á và Mỹ đồng loạt đi lên hỗ trợ sức mua trên thị trường. Đồng Dollar suy yếu giúp cho chi phí của người mua nắm giữ tiền tệ khác trở nên rẻ hơn.

Kim loại diễn biến trái chiều, giá đồng quay đầu giảm

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 07/11, thị trường kim loại ghi nhận những diễn biến có phần trái chiều. Đối với nhóm kim loại quý, lực mua tiếp tục được duy trì khiến giá bạc tăng 0,65% lên mức 20,92 USD/ounce. Trong khi đó, bạch kim tăng mạnh 3,01% lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2022, đóng cửa tại mức giá 989,4 USD/ounce.

Bất chấp lời phát biểu của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng mức đỉnh lãi suất có thể cao hơn mục tiêu trước đây, song các nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm hy vọng về việc Fed sẽ sớm giảm tốc quá trình tăng lãi suất. Dữ liệu lao động tháng 10 được công bố cuối tuần trước cho thấy thị trường việc làm Mỹ đã xuất hiện một số dấu hiệu gặp sức ép trong môi trường lãi suất tăng cao khi tốc độ tăng trưởng tiền lương chậm lại, ở mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua. Điều này càng củng cố cho niềm tin Fed có thể xem xét nhẹ tay hơn với chính sách thắt chặt tiền tệ. Đồng Dollar Mỹ suy yếu do đó đã hỗ trợ cho bạc và bạch kim bởi áp lực chi phí nắm giữ vật chất giảm bớt.

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11: Giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng

Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng mở cửa giảm mạnh khi các quan chức ngành y tế Trung Quốc trong một cuộc họp vào cuối tuần tuyên bố rằng sẽ "không thay đổi" cách tiếp cận đối với chính sách Zero-Covid, gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư hy vọng vào sự mở cửa trở lại của quốc gia này theo các tin đồn lan truyền trước đó. Cả đồng COMEX và đồng LME đều ghi nhận đà giảm hơn 2% trong phiên hôm qua.

Sức ép bán càng gia tăng khi mà dữ liệu thương mại quốc tế tháng 10 của Trung Quốc tiêu cực hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về đà phục hồi tăng trưởng giai đoạn tới. Tăng trưởng xuất khẩu, một trong những động lực chính đóng góp lớn vào GDP của Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên sau hơn hai năm vào tháng 10, với mức giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái do sức tiêu thụ toàn cầu suy yếu. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hoá cũng giảm 0,7%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2020, phản ánh nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn đang ở mức yếu. Điều này đã tạo ra áp lực bán lên thị trường đồng, vốn là đầu vào quan trọng cho hoạt động sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh đó, nhập khẩu đồng các loại của Trung Quốc giảm mạnh hơn 20% từ 509.954 tấn xuống còn 404.414 trong tháng 10, ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021, phản ánh nhu cầu yếu và góp phần gây sức ép đến giá.

Các mặt hàng nông sản trải qua ngày giao dịch giằng co mạnh

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, cả ba mặt hàng nhóm đậu tương đều đồng loạt sụt giảm. Đậu tương đã giảm sâu ngay từ khi mở cửa sau đó phục hồi trở lại. Dù vậy, lực bán tại vùng kháng cự 1465 cents đã khiến giá một lần nữa suy yếu. Triển vọng nhu cầu tiêu thụ không tích cực từ Trung Quốc là yếu tố đã gây sức ép lên giá.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chi nhánh Bắc Kinh, sản lượng đậu tương niên vụ 22/23 của Trung Quốc dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 19 triệu tấn, cao hơn mức 16,4 triệu tấn trong niên vụ trước và mức 18,4 triệu tấn trong báo cáo Cung cầu (WASDE) tháng 10. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân đã đẩy mạnh gieo trồng tại nhiều khu vực trong năm nay. Đối với nhập khẩu, USDA chi nhánh duy trì dự báo ở mức 96,5 triệu tấn, do nhu cầu cao đối với khô đậu tương từ Trung Quốc. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức 98 triệu tấn trong dự đoán chính thức của USDA. Ngoài ra, khối lượng ép dầu đậu tương trong niên vụ 22/23 của Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ đạt 95 triệu tấn, thấp hơn mức 96 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 10.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đậu tương của nước này trong tháng 10 chỉ đạt mức 4,14 triệu tấn, thấp hơn 19% so với cùng kì năm ngoái và là mức nhập khẩu hàng tháng thấp nhất kể từ năm 2014 đến nay. Trong 10 tháng đầu năm, lũy kế nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đã đạt 73,18 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Những thông tin trên là yếu tố đã góp phần tạo áp lực lên giá.

Dầu đậu tương là mặt hàng sụt giảm mạnh nhất nhóm nông sản trong ngày hôm qua, khi phải chịu sức ép từ diễn biến dầu thô. Các quan chức y tế Trung Quốc ngày hôm qua cho biết nước này sẽ "không thay đổi" cách tiếp cận đối với chính sách Zero-Covid, dập tắt các tin đồn cho rằng Chính phủ sẽ sớm nới lỏng chính sách và dần mở cửa trở lại. Đây là tin không vui đối với nhu cầu tiêu thụ dầu thô và dầu thực vật. Do đó, lực bán đã được đẩy mạnh đối với dầu đậu trong ngày hôm qua.

Đối với khô đậu tương, sự suy yếu của đậu tương là nguyên nhân chính đã khiến giá mặt hàng này chịu áp lực bán, trong bối cảnh không có quá nhiều thông tin cơ bản.

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11: Giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng

Đối với lúa mì, mặc dù mở cửa giá đã lao dốc mạnh nhưng đà giảm đã dần thu hẹp. Đây vẫn là thời điểm nhạy cảm đối với cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nên giá sẽ biến động mạnh mẽ theo những thông tin liên quan đến triển vọng xuất khẩu lúa mì ở Biển Đen.

Tại Ukraine, Bộ Nông nghiệp cho biết, nước này đã xuất khẩu gần 14,3 triệu tấn ngũ cốc kể từ đầu niên vụ 22/23 cho tới hiện tại, giảm 30,7% so với mức 20,6 triệu tấn cùng kỳ niên vụ trước. Tính riêng trong 7 ngày đầu tháng 11, Ukraine xuất khẩu 1,07 triệu tấn ngũ cốc, thấp hơn so với mức 1,19 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu như thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen tiếp tục được gia hạn thì nước này có thể xuất khẩu 6-7 triệu tấn nông sản mỗi tháng. Đánh giá này được đưa ra dựa trên khối lượng ngũ cốc nước này đã xuất khẩu trong tháng 09 và tháng 10 – 1 tháng sau khi thỏa thuận đi vào hoạt động ổn định. Điều này đủ để giúp Ukraine đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Giá thức ăn chăn nuôi nội địa vẫn ở mức cao

Trên thị trường nội địa, giá các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã hạ nhiệt so với tuần trước, nhưng vẫn neo ở mức giá cao. Cụ thể, giá ngô giao vào cuối năm nay tại cảng Cái Lân đang được chào bán trong khoảng từ 8.950 đồng/kg, giao vào quý I năm sau ở khoảng 9.150 -9.500 đồng/kg trong khi giá khô đậu tương được bán trong khoảng 14.850 đồng/kg cho kỳ hạn giao đến cuối năm nay.

Với mức giá như hiện tại, các nhà máy thức ăn chăn nuôi sẽ ít mua hàng và hoạt động thương mại có thể sẽ diễn ra ảm đạm trong vài ngày tới. Càng gần tới Tết nguyên đán, nhu cầu nhập khẩu sẽ càng cao hơn, khi đó nếu giá nhập khẩu vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp sẽ vẫn phải mua hàng để đảm bảo ổn định sản xuất trước Tết.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.
Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo, tổng hàng hoá dự trữ phục vụ dịp Tết toàn tỉnh tăng khoảng 10%, hiện các hệ thống bán lẻ đã tăng cường dự trữ hàng hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay.
Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao tăng mạnh gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 3/2025 tăng 2,47% và giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 3/2025 tăng 0,37% so với tham chiếu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Giá ca cao trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tăng gần 15%, chạm mức cao nhất trong gần 8 tháng và đánh dấu tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.
Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước đã và đang tiến gần đến con số 200 tỷ USD. Đây là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp song cũng nhiều thách thức.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Một trong những mục tiêu của Bộ Công Thương từ nay đến cuối năm là đảm bảo nguồn cung hàng hoá dồi dào, giá bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, các chuyên gia dự báo xu hướng tặng quà Tết năm nay sẽ có nhiều sự thay đổi so với những năm trước đây.
Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Khép lại phiên giao dịch, với 5 trên 7 mặt hàng giảm giá, ngô là mặt hàng có mức giá suy yếu mạnh nhất trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của Mỹ chững lại.
Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực để thị trường nội địa giữ đà tăng trưởng, trở thành "tuyến phòng ngự" vững chắc cho kinh tế vĩ mô.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh một tháng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Ngày 11/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3256/QĐ-BCT thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh nhưng không khí tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh lại khá ảm đạm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi sát mốc 7.400 USD/tấn.
TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội mua hàng giảm giá đến 60%, mua 1 tặng 1, mua là có quà… trong chương trình bán hàng lưu động - bình ổn thị trường Tết 2025.
Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Giá dầu thế giới phục hồi hơn 1% trong bối cảnh Trung Đông tiếp tục “nóng” và Trung Quốc mới có động thái hướng đến nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Theo MXV, kết thúc tuần, giá cà phê Arabica tăng 3,84%, vượt mốc 7.200 USD/tấn. Giá cà phê Robusta giảm 4,73% so với mức đỉnh lịch sử.
Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Trong bối cảnh nhiều hình thức phân phối mới xuất hiện, cần nhiều giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống bán lẻ truyền thống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động