Thị trường hàng hóa hôm nay 27/11 và nhìn lại tuần qua: Dầu thô giảm sốc, xuất khẩu sắt thép gặp khó

Thị trường hàng hóa tuần vừa qua ghi nhận sự sụt giảm mạnh của dầu thô. Trong khi xuất khẩu sắt thép gặp khó.
Thị trường hàng hóa hôm nay 24/11: Giá dầu thô xuống mức thấp nhất 2 tháng qua, nông sản tăng giá Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11: Giá dầu thô tăng nhẹ 0,03%; kim loại tăng mạnh Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Thị trường hàng hóa ít biến động

Giá dầu thô mất mốc 90 USD, dự báo chạm mức 75 USD?

Kết thúc tuần giao dịch 14/11 – 20/11, giá dầu ghi nhận 4 trong tổng số 5 phiên suy yếu, kéo theo mức giảm hàng tuần lớn nhất trong vòng 5 tháng qua. Cụ thể, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 12 trên sở NYMEX giảm 9,98%, chạm mốc 80,08 USD/thùng. Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 1 năm sau trên sở ICE giảm 8,72% xuống còn 87,62 USD/thùng.

Đến ngày 22/11, thị trường dầu thô trải qua một phiên giao dịch biến động rất mạnh, tuy nhiên kết thúc phiên, giá không thay đổi quá nhiều so với mức tham chiếu cuối tuần trước. Đóng cửa, giá dầu thô WTI giảm nhẹ 0,09% về 80,04 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 0,19% còn 87,45 USD/thùng.

Sang ngày 23/11, giá dầu phục hồi trở lại sau bốn phiên giảm, khi mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) bác bỏ tin tức tăng sản lượng và tuyên bố sẽ tiếp tục kiên trì với các chính sách cắt giảm sản lượng sang tới năm 2023. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/11, hợp đồng dầu thô WTI tháng 1 tăng 1,14% lên 80,95 USD/thùng trong khi hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn tháng 2 tăng 0,70% lên 87,70 USD/thùng.

Ngày 24/11, giá dầu quay đầu giảm mạnh trước thông tin về giới hạn giá mà nhóm các nước phương Tây đề xuất đối với dầu từ Nga. Cụ thể, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 1 năm sau trên Sở NYMEX giảm 3,72% xuống 77,94 USD/thùng. Dầu Brent cùng kỳ hạn trên sở ICE giảm 2,92% xuống 85,14 USD/thùng , ghi nhận mức giá đóng cửa thấp nhất trong vòng gần 2 tháng qua.

Đến ngày 25/11, giá dầu gần như không thay đổi khi kỳ nghỉ Lễ tạ ơn ở Mỹ bắt đầu. Kết thúc phiên 24/11, giá dầu thô WTI tăng nhẹ chỉ 0,03% lên 77,96 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 0,06% về 85,09 USD/thùng.

Theo Reuters, Trung Quốc và Ấn Độ, hai đối tác lớn của Nga trong năm nay và cũng là quốc gia nhập khẩu đầu thô lớn nhất và lớn thứ ba thế giới cũng đang tỏ ra thận trọng hơn trong việc nhập khẩu dầu thô của Nga, bởi các hạn chế liên quan tới vận chuyển của Châu Âu sẽ gây ra khá nhiều khó khăn cho các đối tác Châu Á trong việc tiếp cận nguồn hàng.

Về phía Nga, thay vì giữ vững quan điểm không bán cho bất kỳ quốc gia nào áp dụng mức trần giá và có thể sẽ cắt giảm sản lượng, quốc gia này đã tỏ ra mềm mỏng hơn khi ám chỉ rằng lập trường này có thể thay đổi.

Một trong những yếu tố hạn chế sức mua trên thị trường dầu hôm qua là việc số ca nhiễm Covid-19 theo ngày tại Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch nổ ra. Chính quyền địa phương tại nhiều tỉnh như Trịnh Châu, một lần nữa thắt chặt các biện pháp kiểm soát để dập tắt các đợt bùng phát dịch, làm tăng thêm mối lo ngại của các nhà đầu tư đối với nguy cơ suy thoái kinh tế và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.

Nối dài đà giảm, cà phê Arabica chạm mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021

Kết thúc tuần giao dịch 14/11 – 20/11, lực bán áp đảo trên thị trường nguyên liệu công nghiệp. Dầu cọ thô dẫn đầu đà sụt giảm sâu với mức lao dốc 10% trong bối cảnh đồng Ringgit bất ngờ hồi phục và lo ngại về nhu cầu tiêu thụ gia tăng. Đồng Ringgit hồi phục khiến cho giá dầu cọ thô trở nên đắt đỏ hơn đối với khách hàng nắm giữ đồng tiền USD, từ đó hạn chế lực mua và gây sức ép lên giá. Bên cạnh đó, việc tồn kho tại Malaysia ở mức cao nhất trong hơn 3 năm trong khi Indonesia vẫn đẩy mạnh xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ chưa có dấu hiệu cải thiện rõ ràng do Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách Không Covid tiếp tục gây sức ép khiến giá đi xuống.

Theo sát diễn biến giá dầu cọ, với việc ghi nhận 5/5 phiên giao dịch cùng mang sắc đỏ, cà phê Arabica nối dài đà giảm sang tuần thứ 2 liên tiếp, đẩy giá hiện tại về mức 155,10 cents, thấp nhất trong hơn 18 tháng qua. Nguyên nhân chính khiến giá mặt hàng này lao dốc trong tuần qua phải kể đến việc tồn kho đạt chuẩn trên Sở ICE tăng liên tục sau khi chạm mốc thấp nhất trong 23 năm và đà tăng này dự kiến sẽ còn kéo dài trong thời gian tới khi có gần 600.000 bao đang chờ được phân loại tiếp. Thêm vào đó, số liệu xuất khẩu tích cực trong 2 tuần đầu tháng 11 tại Brazil đang cho thấy việc đẩy mạnh nguồn cung ra thị trường của quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới, tạo thêm sức ép lên giá, khiến mặt hàng này giảm sâu trong tuần qua.

Song đến cuối tuần, trên thị trường nông sản, toàn bộ các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu được giao dịch trên Sở Chicago đồng loạt đóng cửa hôm qua trong sắc xanh. Sau 2 phiên suy yếu liên tiếp, giá ngô đã quay đầu hồi phục trở lại trong phiên hôm qua. Nhu cầu tiêu thụ ngô tại Mỹ cho hoạt động sản xuất ethanol duy trì ổn định là động lực tăng chính đối với giá ngô trong phiên hôm qua. Tuy nhiên, đà tăng của giá bị kìm hãm đáng kể bởi áp lực cạnh tranh của ngô Brazil đối với ngô Mỹ tại thị trường Trung Quốc.

Theo báo cáo hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng ethanol của nước này trong tuần 12/11-18/11 là 1,041 triệu thùng/ngày. Đây là tuần thứ 6 liên tiếp con số này duy trì trên mức 1 triệu thùng/ngày, phản ánh nhu cầu ngô để sản xuất ethanol của Mỹ vẫn đang tương đối ổn định và đã hỗ trợ đà tăng của giá.

Trong khi đó, Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) dự báo Brazil sẽ xuất khẩu khoảng 40-50 triệu tấn ngô trong năm 2023. Hơn nữa, nước này có thể xuất khẩu tới 5 triệu tấn ngô sang thị trường Trung Quốc nhờ các hiệp định thương mại được ký kết trong năm nay, qua đó giúp Brazil trở thành nhà cung cấp ngô quan trọng cho Trung Quốc. Ngô Mỹ dự kiến sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc và điều này đã gây áp lực lên giá.

Giá lúa mì cũng hồi phục trong phiên hôm qua và đã chấm dứt chuỗi 5 phiên suy yếu liên tiếp. Tuy nhiên, động lực tăng của giá chủ yếu là nhờ lực mua kỹ thuật, trong khi việc lúa mì Mỹ hiện đang kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã gây sức ép đáng kể lên giá. Vì vậy, giá lúa mì chỉ ghi nhận mức tăng tương đối nhỏ, chỉ 0,25%.

Theo một số thương nhân châu Âu, xuất khẩu lúa mì của EU đã tăng vọt trong tuần này nhờ nhu cầu từ Trung Quốc có sự đột biến trong giai đoạn cuối năm. Cụ thể, các thương nhân trích dẫn dữ liệu từ các thỏa thuận cho thấy Trung Quốc đã mua tới 400.000-500.000 tấn lúa mì của Pháp trong tuần vừa rồi. Đáng chú ý, một số nhà máy xay xát tại Mỹ cũng đang chuyển hướng sang thị trường châu Âu, với một lô hàng 100,000 tấn lúa mì có nguồn gốc từ Đức hoặc Ba Lan đã được ký kết. Giá lúa mì tại Mỹ đang ở mức cao do sản lượng năm nay bị cắt giảm đã hạn chế nhu cầu mua hàng của các nhà máy. Đây là yếu tố gây sức ép lên giá lúa mì trong phiên hôm qua.

Giá kim loại tăng

Đầu tuần, giá bạc suy yếu trở lại với mức giảm 0,6% xuống còn 20,87 USD/ounce. Trong khi đó, bạch kim giằng co liên tục, và là mặt hàng duy nhất kết phiên trong sắc xanh với mức tăng 0,37% lên 987,9 USD/ounce.

Đồng Dollar Mỹ đã có phiên tăng thứ 3 liên tiếp, khi các nhà đầu tư lo ngại rằng mức đỉnh lãi suất có thể cao hơn kỳ vọng ở mức trên 5%, sau khi một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bày tỏ những động thái cứng rắn. Bên cạnh đó, thị trường cũng hạn chế giao dịch các loại tiền tệ rủi ro khác trước các đánh giá tiêu cực về triển vọng kinh tế. Đồng Dollar Mỹ tăng đã gây áp lực tới chi phí giao dịch kim loại, đặc biệt là với bạc và bạch kim vốn nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX ghi nhận chuỗi giảm 6 phiên liên tiếp, chuỗi giảm theo ngày dài nhất kể từ đợt lao dốc hồi tháng 6, chốt phiên tại mốc 3,57 USD/pound sau khi giảm 1,67%. Số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tiếp tục tăng, hiện đã ở trên mức 26.000, trong đó có thêm 2 ca tử vong tại Bắc Kinh và khiến quận đông dân nhất thủ đô phải đóng cửa trong ngày hôm qua. Điều này khiến kỳ vọng về sự nới lỏng chính sách kiểm dịch đang dần lung lay và do đó, tác động tiêu cực tới giá kim loại cơ bản. Tồn kho đồng bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại do nhu cầu yếu và nguồn cung từ các mỏ tăng. Giới chuyên gia cho rằng giá đồng trong năm tới sẽ gặp áp lực khi sản lượng khai thác tăng vọt khoảng 8% lên 24 triệu tấn so với mức tăng chỉ 1,8% trong năm nay.

Tình hình dịch bệnh phức tạp tại Trung Quốc cũng kéo giá quặng sắt suy yếu với mức giảm 3,34% xuống 95,31 USD/tấn. Thiếc LME giảm mạnh 6,64% xuống 21.159 USD/tấn khi các nhà phân tích của Citi Group cho rằng giá thiếc sẽ giảm xuống còn 18.000 USD/tấn vào quý I năm sau do sản lượng phục hồi và tiêu thụ chậm lại.

Đến cuối tuần, thị trường kim loại ghi nhận các biến động tương đối giằng co. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp với mức tăng 0,76% lên mức 21,53 USD/ounce trong khi giá bạch kim gần như không thay đổi so với phiên trước đó, chỉ giảm nhẹ 0,01% xuống 996,7 USD/ounce.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX kết thúc phiên với mức tăng 0,33% lên mức 3,63 USD/pound. Quặng sắt cũng ghi nhận lực mua tích cực, chốt phiên với mức giá 95,71 USD/tấn sau khi tăng 0,38%. Bất chấp yếu tố dịch bệnh tiêu cực tại Trung Quốc khi số ca nhiễm đã lên tới gần 30.000 người, mức cao nhất trong thời kỳ đại dịch có thể làm trì trệ các hoạt động kinh tế, giá phần lớn kim loại cơ bản đều tăng nhẹ trước kỳ vọng Chính phủ sẽ có biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Bloomberg, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có thể xem xét cắt giảm mức dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng thương mại nhằm gia tăng cung tiền cho nền kinh tế vào cuối tuần này. Ngoài ra, lực mua đối với đồng còn được thúc đẩy bởi một số rủi ro từ nguồn cung khi mới đây, công nhân tại mỏ đồng lớn nhất thế giới Escondida tại Chile đã từ chối những lời đề nghị từ phía công ty nhằm giải quyết tranh chấp về lao động trước đó, và đe doạ đình công vào cuối tháng 11.

Hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tiếp tục gặp khó

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, Việt Nam tiếp tục nhập siêu 364.000 tấn sắt thép các loại kể từ đầu tháng 11 đến hết ngày 15/11. Trong đó, xuất khẩu giảm nhẹ 7,8% so với nửa đầu tháng 10, xuống mức 208.000 tấn, trong khi nhập khẩu tăng khá mạnh gần 29% lên mức hơn 572.000 tấn. Như vậy, luỹ kế từ đầu năm cho tới hết ngày 15/11, Việt Nam đã nhập siêu hơn 3,1 triệu tấn sắt thép các loại, trái ngược với cùng kỳ năm ngoái khi nước ta xuất siêu hơn 700.000 tấn.

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tình hình tiêu thụ sắt thép trên thế giới tại nhiều nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, hay khu vực châu Âu đều vẫn còn khá yếu trước sức ép lãi suất cao hạn chế hoạt động bất động sản và xây dựng. Đây đều là các thị trường nhập khẩu thép hàng đầu của nước ta, chỉ sau khu vực ASEAN. Điều này khiến cho hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn so với sự bùng nổ vào năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu suy giảm dẫn đến tăng nguồn cung trong nước và tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá cà phê sẽ hạ nhiệt nhờ nguồn cung vụ mới từ Brazil và Indonesia?

Giá cà phê sẽ hạ nhiệt nhờ nguồn cung vụ mới từ Brazil và Indonesia?

Giá cà phê Robusta thế giới và Việt Nam liên tục thiết lập các mức đỉnh mới trong 3 tháng đầu năm 2024 do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Giá trị thị trường ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam năm 2024 dự kiến tăng 10,92%

Giá trị thị trường ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam năm 2024 dự kiến tăng 10,92%

Doanh thu thị trường ngành F&B Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, hướng tới giá trị đạt hơn 655 nghìn tỷ đồng vào năm 2024.
Giá thép hôm nay ngày 28/3/2024: Trên sàn giao dịch giảm; thị trường trong nước duy trì ổn định

Giá thép hôm nay ngày 28/3/2024: Trên sàn giao dịch giảm; thị trường trong nước duy trì ổn định

Giá thép hôm nay ngày 28/3/2024: Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 31 nhân dân tệ/tấn; Thị trường trong nước duy trì ổn định.
Thị trường nông sản chờ đón gì trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ?

Thị trường nông sản chờ đón gì trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ?

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã lao dốc mạnh trong quý I/2024, đối lập với diễn biến của phần lớn các loại hàng hoá cơ bản khác.
Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3).
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 27/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 27/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (26/3).
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hoá trong ngày giao dịch 25/3.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 15,9 triệu tấn thép, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất kể từ năm 2016.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh.
Giá thép hôm nay ngày 25/3/2024: Thép trong nước ổn định; nhập khẩu thép từ Trung Quốc về Việt Nam tăng

Giá thép hôm nay ngày 25/3/2024: Thép trong nước ổn định; nhập khẩu thép từ Trung Quốc về Việt Nam tăng

Giá thép hôm nay ngày 25/3/2024: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản nguội lạnh khiến nhu cầu tiêu thụ thép yếu.
Giá thép hôm nay ngày 24/3/2024: Thị trường thép nội địa dự báo phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 24/3/2024: Thị trường thép nội địa dự báo phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 24/3/2024: Thị trường thép nội địa bình ổn; trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 3 Nhân dân tệ/tấn với giá thép kỳ hạn tháng 10/2024.
Giá thép hôm nay ngày 23/3/2024: Sàn giao dịch tăng, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 23/3/2024: Sàn giao dịch tăng, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 23/3/2024: Giá thép hôm nay tại thị trường trong nước ổn định; 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép từ Trung Quốc tăng.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/3: Dòng tiền đầu tư lên mức cao nhất trong gần hai tháng qua

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/3: Dòng tiền đầu tư lên mức cao nhất trong gần hai tháng qua

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (21/3).
Giá thép hôm nay ngày 22/3/2024: Thép cuộn xây dựng trong nước giảm nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 22/3/2024: Thép cuộn xây dựng trong nước giảm nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 22/3/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tại Sàn giao dịch tăng phiên thứ ba liên tiếp; giá thép cuôn trong nước giảm.
Kịch bản hạ cánh mềm của Mỹ liệu còn khả thi khi giá xăng dầu tăng cao?

Kịch bản hạ cánh mềm của Mỹ liệu còn khả thi khi giá xăng dầu tăng cao?

Lạm phát đã quay trở lại Mỹ vào tháng 2 sau khi giá xăng toàn cầu tăng cao.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường năng lượng và nông sản tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường năng lượng và nông sản tăng mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hoá trong ngày hôm qua (20/3).
Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?

Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?

Trước áp lực từ thông tin Trung Quốc liên tục hủy mua các đơn hàng lớn, giá lúa mì kỳ hạn đã lao dốc mạnh, chạm mốc thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.
Người tiêu dùng cần tỉnh táo để “tiêu dùng an toàn”, tự bảo vệ mình

Người tiêu dùng cần tỉnh táo để “tiêu dùng an toàn”, tự bảo vệ mình

Thương hiệu thời trang Laroma rất được ưa chuộng trên thị trường và mặt hàng bị làm giả nhiều nhất là áo chống nắng gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu ngày hôm qua (19/3).
Giá thép hôm nay ngày 20/3/2024: Tiếp tục tăng trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay ngày 20/3/2024: Tiếp tục tăng trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay ngày 20/3/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 70 nhân dân tệ/tấn lên mức 3.554 nhân dân tệ/tấn.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/3: Sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/3: Sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (18/3) tiếp tục diễn biến phân hóa.
Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu theo quy định.
Giá cao su phục hồi mở ra triển vọng khả quan cho ngành "vàng trắng" trong nước

Giá cao su phục hồi mở ra triển vọng khả quan cho ngành "vàng trắng" trong nước

Tháng 2/2024, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.481 USD/tấn, tăng 5% so với tháng 1/2024. Mức tăng này đã mở ra triển vọng khả quan cho ngành cao su Việt Nam
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động