Thị trường hàng hoá hôm nay 1/7/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu WTI dưới mốc 70 USD; Nông sản giảm giá liên tục

Thị trường hàng hoá hôm nay 1/7/2023 và nhìn lại tuần qua, giá dầu giao dịch dưới mốc 70 USD/thùng sau nhiều lần giảm; nông sản liên tục giảm giá.
Thị trường hàng hoá hôm nay 28/6/2023: Giá dầu WTI giảm xuống 67,7 USD/thùng; Giá nông sản "lao dốc" Thị trường hàng hoá hôm nay 29/6/2023: Giá dầu WTI tăng 2,75% lên 69,56 USD/thùng; Nông sản tiếp tục "lao dốc" Thị trường hàng hoá hôm nay 30/6/2023: Giá dầu WTI tăng 0,43% lên 69,86 USD/thùng; Giá kim loại quý giảm mạnh

Giá dầu giao dịch dưới 70 USD

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch ngày 19/06 – 25/06, giá dầu gặp áp lực trở lại trước các dữ liệu kinh tế kém sắc của một số quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu trên thế giới. Rủi ro suy thoái kinh tế tiềm ẩn tiếp tục là thách thức cho đà phục hồi của giá dầu.

Thị trường hàng hoá hôm nay 1/7/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu WTI dưới mốc 70 USD; Nông sản giảm giá liên tục
Giá dầu WTI liên tục giao dịch dưới mốc 70 USD

Giá dầu WTI giảm 3,85% trong tuần qua, đánh mất mốc 70 USD/thùng. Giá dầu Brent đóng cửa tuần ở mức giá 73,85 USD/thùng, thấp hơn 3,6% giá trị so với cuối tuần trước đó.

Đến ngày 26/6, dầu thô ghi nhận một phiên giao dịch với diễn biến liên tục giằng co trong biên độ hẹp, trước khi kết thúc ngày 26/06 với mức tăng nhẹ so với mốc tham chiếu. Giá dầu WTI tăng 0,3% lên 69,37 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên ở mức 74,35 USD/thùng, chỉ cao hơn 0,46% giá trị so với phiên trước.

Giá dầu WTI đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/06 với mức giảm 2,41% xuống 67,7 USD/thùng, mức giá thấp nhất trong 2 tuần qua. Dầu Brent chốt phiên tại mức 72,51 USD/thùng, giảm 2,47% so với phiên trước đó.

Sau đó, giá dầu tăng trở lại sau khi giảm vào nửa phiên đầu ngày 28/06, do tác động từ báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến.

Ngày 30/6, Dầu thô ghi nhận phiên tăng giá thứ 2 liên tiếp do những dữ liệu kinh tế mới của Mỹ cho thấy tín hiệu tích cực hơn về tăng trưởng. Trong khi đó, nỗi lo nguồn cung thu hẹp tiềm ẩn cũng thúc đẩy lực mua trên thị trường. Giá dầu WTI tăng 0,43% lên 69,86 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên ở mức 74,51 USD/thùng sau khi tăng 0,36%.

Về yếu tố cung cầu, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới Saudi Arabia sẽ cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7, làm gia tăng rủi ro thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn cuối năm 2023.

Trong khi đó, theo dữ liệu từ Reuters, xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga từ các cảng chính Primorsk, Ust-Luga và Novorossiisk dự kiến giảm xuống 1,9 triệu thùng/ngày trong tháng 7 so với mức 2,3 triệu thùng/ngày trong tháng 6, do các nhà máy lọc dầu trong nước tăng cường hoạt động phục vụ nhu cầu nội địa, và cam kết cắt giảm bổ sung của Nga.

Giá kim loại giảm

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 26/06, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến phân hóa giữa nhóm kim loại quý và kim loại cơ bản. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc dẫn đầu đà tăng với mức tăng 2,11% lên 22,82 USD/ounce, chấm dứt chuỗi giảm giá 4 phiên liên tiếp của bạc. Trong khi đó, bạch kim đứt chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp, chốt phiên tại mức 928,6 USD/ounce, phục hồi 0,53%.

Thị trường hàng hoá hôm nay 1/7/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu WTI dưới mốc 70 USD; Nông sản giảm giá liên tục
Kim loại có một tuần giảm giá

Vai trò trú ẩn của kim loại quý được thúc đẩy trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng tại Nga.

Bên cạnh đó, sự suy yếu của đồng USD cũng là yếu tố giúp củng cố lực mua bạc và bạch kim trong phiên, do chi phí đầu tư bớt đắt đỏ hơn. Chỉ số Dollar Index giảm 0,21% xuống 102,69 điểm, được hạ nhiệt trong bối cảnh đồng Euro và đồng Yên Nhật mạnh lên.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp khi giảm 0,51%. Trong phiên sáng, giá đồng được hỗ trợ nhẹ do lo ngại nguồn cung thu hẹp. Tại Chile, quốc gia khai thác đồng lớn nhất thế giới, tình trạng lũ lụt ngày một nghiêm trọng đang khiến cho nhiều mỏ đồng phải tạm ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, giá đảo chiều suy yếu trở lại trong phiên tối do triển vọng tiêu thụ còn kém sắc tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu. Ngân hàng thế giới (World Bank) đã đưa ra dự báo giá đồng sẽ giảm 4% trong năm 2023 so với năm ngoái, và sẽ tiếp tục giảm thêm 6% trong năm 2024 do nguồn cung đồng ổn định.

Cùng chung xu hướng giảm với giá đồng, giá quặng sắt cũng giảm 2 phiên tiếp tiếp, với mức giảm 0,12% về 109,06 USD/tấn. Sự phục hồi kinh tế không đạt được như kỳ vọng của Trung Quốc làm lu mờ triển vọng tiêu thụ đang là yếu tố chính gây sức ép tới giá quặng sắt.

Đến cuối tuần, sắc đỏ có phần áp đảo hơn trên bảng giá thị trường kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, cả giá bạc và bạch kim nối dài đà giảm. Giá bạc giảm 1,24% xuống 22,79 USD/ounce và giá bạch kim giảm phiên thứ ba liên tiếp với mức giảm 1,96%, chốt phiên tại mức 906,8 USD/ounce.

MXV cho biết, đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng mạnh đã làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.

Một loạt các dữ liệu kinh tế tích cực này đã làm giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế tại Mỹ và thúc đẩy đồng USD tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 tuần là 103,34 điểm, sau khi tăng 0,42%. Đồng USD mạnh lên khiến bạc và bạch kim gặp sức ép do chi phí đầu tư đắt đỏ hơn.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX giảm 1,16%, đánh dấu phiên giảm thứ 6 liên tiếp và là chuỗi giảm giá dài nhất của giá đồng kể từ tháng 4.

Theo MXV, sự phục hồi của đồng USD đã gây sức ép tới thị trường đồng do chi phí mua hàng vật chất đắt đỏ hơn. Hơn nữa, trong khi tiêu thụ đồng còn yếu kém thì lo ngại nguồn cung thu hẹp đã giảm bớt, khiến sức bán gia tăng đối với đồng. Cụ thể, mỏ đồng Antamina dự kiến sẽ kéo dài tuổi thọ cho tới năm 2036, tăng thêm 8 năm so với ước tính ban đầu. Antamina là mỏ đồng lớn nhất của Peru, với sản lượng 467.905 tấn đồng vào năm ngoái.

Giá quặng sắt cũng giảm 0,58% xuống 111,09 USD/tấn, tăng trưởng kinh tế yếu kém vẫn đang là lực cản đối với tiêu thụ sắt thép tại Trung Quốc, quốc gia mua hơn 70% tổng khối lượng quặng sắt và sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới.

Các nhà phân tích của Hãng tin Reuters vào hôm qua đã đưa ra dự báo xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong năm nay do tiêu thụ nội địa sụt giảm. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu thép của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 77 triệu tấn trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2016.

Giá nông sản giảm liên tục

Giữa tuần, nhóm nông sản dẫn dắt xu hướng toàn thị trường với 6/7 mặt hàng suy yếu. Giá lúa mì giảm hơn 5,3%, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, giá ngô giá ngô tiếp tục đà lao dốc và đóng cửa trong sắc đỏ 4 phiên liên tiếp với mức giảm hơn 4,6%.

MXV cho biết, nửa cuối tháng 6 là giai đoạn biến động cực kỳ mạnh mẽ của giá ngô, chủ yếu do tác động từ các thông tin xoay quanh triển vọng mùa vụ tại Mỹ. Nếu như giai đoạn hạn hán kéo dài từ tháng 4 ở khu vực sản xuất chính là Midwest đã khiến thị trường xác nhận nhịp hồi phục thì ngược lại, dự báo độ ẩm được cải thiện trong vài tuần tới lại đang là yếu tố tạo sức ép và khiến cho giá đảo chiều.

Đến cuối tuần, giá ngô tiếp tục đà lao dốc và đóng cửa trong sắc đỏ 5 phiên liên tiếp. Theo MXV, triển vọng thời tiết tại các khu vực gieo trồng tại Mỹ vẫn là yếu tố được quan tâm hàng đầu và là nguyên nhân gây ra những biến động mạnh mẽ trên thị trường nông sản trong giai đoạn gần đây. Dự báo mưa sẽ xuất hiện trên diện rộng và mang lại độ ẩm tích cực cho cây trồng ở khu vực sản xuất chính của Mỹ là Midwest khiến kỳ vọng về chất lượng cây trồng sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Tương tự như ngô, đà giảm mạnh của giá lúa mì cũng tiếp tục mở rộng, ghi nhận mức lao dốc mạnh tới hơn 4%. Những thông tin về nguồn cung cũng là yếu tố chính tạo sức ép tới giá.

Cơ quan Thống kê Canada (Statscan) ước tính tổng diện tích trồng lúa mì (bao gồm lúa mì vụ đông được gieo vào năm ngoái để thu hoạch vào hè này) ở mức 26,9 triệu mẫu, cao hơn mức 26,5 triệu mẫu kỳ vọng trung bình của ngành. Con số này tăng gần 7% so với năm ngoái và là mức cao nhất kể từ năm 2001. Đây là diện tích trồng lúa mì lớn thứ 4 được ghi nhận khi tính cả vụ đông, kể từ khi Statscan bắt đầu theo dõi vào năm 1997.

Ngoài ra, sản lượng lúa mì năm 2023 của Ukraine có thể vượt xa kỳ vọng và đạt ít nhất là 24 triệu tấn, các thương nhân và nhà phân tích trích dẫn khảo sát từ nông dân cho biết. Hiệp hội thương nhân ngũ cốc UGA và UkrAgroConsult cho biết trong một báo cáo rằng năng suất dự kiến sẽ khá cao, nằm trong khoảng từ 3- 8 tấn/héc-ta. MXV nhận định, lo ngại về nguồn cung được xoa dịu đã tạo áp lực mạnh khiến giá lúa mì sụt giảm.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/5: Giá hàng hoá tăng trở lại, đầu tư hàng hóa tăng trưởng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/5: Giá hàng hoá tăng trở lại, đầu tư hàng hóa tăng trưởng mạnh

Nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trên thị trường giao dịch hàng hóa

Nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trên thị trường giao dịch hàng hóa

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/5: Giá hàng hoá nguyên liệu biến động trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/5: Giá hàng hoá nguyên liệu biến động trái chiều

Thị trường giao dịch hàng hóa sẽ tiếp tục sôi động trong 6 tháng cuối năm

Thị trường giao dịch hàng hóa sẽ tiếp tục sôi động trong 6 tháng cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index hồi phục về mức cao nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index hồi phục về mức cao nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/5: Giá ca cao lao dốc, đường điều chỉnh giảm mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/5: Giá ca cao lao dốc, đường điều chỉnh giảm mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 13/5: Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 13/5: Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh

Vào hè, thị trường kem chống nắng tăng nhiệt

Vào hè, thị trường kem chống nắng tăng nhiệt

Bong bóng vỡ, giá cà phê đi đâu?

Bong bóng vỡ, giá cà phê đi đâu?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/5: Đầu tư hàng hóa nhóm nông sản đạt mức kỷ lục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/5: Đầu tư hàng hóa nhóm nông sản đạt mức kỷ lục

Giá thép hôm nay ngày 10/5/2024: Thị trường chờ “bứt phá” trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 10/5/2024: Thị trường chờ “bứt phá” trong quý II

Hà Nội: Thời tiết nắng nóng, thị trường thiết bị làm mát tăng nhiệt

Hà Nội: Thời tiết nắng nóng, thị trường thiết bị làm mát tăng nhiệt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

Giao dịch hàng hóa lập kỷ lục trong tháng 4

Giao dịch hàng hóa lập kỷ lục trong tháng 4

Giá thép hôm nay ngày 8/5/2024: Tăng trên sàn giao dịch; thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 8/5/2024: Tăng trên sàn giao dịch; thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn trong quý II

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/5: Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/5: Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/5: Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/5: Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Xem thêm