Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh sụt giảm mạnh nguồn cung

Trong 2018 và 9 tháng đầu năm 2019, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở. Có nhiều dự án nhà ở bị ách tắc do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai.

Sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở

Số liệu thông kế của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh về số liệu về nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh kể từ năm 2017 đến hết tháng 9/2019 cho thấy, số lượng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, công nhận chủ đầu tư dự án, chấp thuận đầu tư dự án và cấp phép xây dựng dự án đều giảm dần qua các năm.

thi truong bat dong san tp ho chi minh sut giam manh nguon cung
Trong 2 năm gần đây, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở

Cụ thể: Năm 2017: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án, công nhận chủ đầu tư 44 dự án, chấp thuận đầu tư 83 dự án và cấp phép xây dựng: 69 dự án nhà chung cư, dự án nhà ở thấp tầng. Năm 2018: Chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án, công nhận chủ đầu tư 19 dự án và cấp phép xây dựng 53 dự án nhà chung cư, dự án nhà ở thấp tầng.

Theo ghi nhận thực tế, 9 tháng năm 2019, thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh tiếp tục sụt giảm mạnh, chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%; không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư; có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm khoảng 72% và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng, giảm khoảng 38%, so với cùng kỳ năm 2018.

Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2019, số lượng dự án nhà ở hoàn thành đã bị sụt giảm mạnh, chỉ có 17 dự án, với 111ha và 12.453 căn nhà. Trong đó có 10.085 căn hộ chung cư, chỉ bằng khoảng 36% về số lượng dự án; chỉ bằng khoảng 79% về diện tích đất sử dụng đất; chỉ bằng khoảng 47% về số lượng căn nhà và chỉ bằng khoảng 49% tổng diện tích sàn xây dựng so với năm 2018.

Nhận định về thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị “đứng hình” dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án, thiếu nguồn cung sản phẩm, nhất là thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại có giá bán vừa túi tiền, nhà ở xã hội. Tình trạng mất cân bằng “cung-cầu” do nguồn cung quá ít trong lúc nhu cầu quá cao làm cho giá nhà dễ bị đẩy lên cao, dễ xuất hiện tình trạng đầu cơ, đầu tư lướt sóng.

Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến tình trạng nhà ở TP. Hồ Chí Minh ngày càng sụt giảm là do vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật. Ngoài ra, một số doanh nghiệp BĐS chưa thật sự quan tâm đầu tư vào phân khúc thị trường nhà ở bình dân có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội.

thi truong bat dong san tp ho chi minh sut giam manh nguon cung
Nhiều doanh nghiệp bất động sản chưa thật sự quan tâm đầu tư vào phân khúc thị trường nhà ở bình dân có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội

Như vậy, tình trạng thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là căn hộ nhà ở thương mại bình dân có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội, dẫn đến giá nhà đất tăng do “tổng cầu” quá lớn nhưng nguồn cung ít. Điều này khiến cho số đông người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.

Mặc dù khó khăn hiện nay chỉ là nhất thời, nhưng nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc, “điểm nghẽn” của thị trường, thì tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có một số DN BĐS gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể có nguy cơ phá sản.

Thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, ách tắc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến DN BĐS mà DN trong lĩnh vực xây dựng cũng bị ảnh hưởng. Chủ tịch HoREA dẫn chứng, trong 9 tháng qua, các DN xây dựng cũng bị sụt giảm khoảng 30-50% số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp, các nhà cung cấp thiết bị, vật tư bị sụt giảm doanh thu bán hàng.

Đặc biệt, các DN sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại có thể gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, nguồn thu ngân sách nhà nước từ tiền sử dụng đất từ thị trường BĐS có thể còn bị sụt giảm hơn nữa.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới