Thị trường bán lẻ: Giành lại đã khó, giữ được còn khó hơn

Doanh nghiệp Việt phải làm chủ được hệ thống phân phối và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong nước.
Đầu tư chọn lọc để đón đầu tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam Quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng lên vào năm 2025

Nhìn lại cách đây hơn 10 năm về làn sóng đầu tư của nhiều nhà bán lẻ nước ngoài, họ đã làm cho doanh nghiệp bán lẻ Việt gặp những khó khăn nhất định.

Đã từng mất đến 50% thị phần

Thời kỳ đó, một lãnh đạo của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam đã phải kêu gọi “chúng ta khi đang còn là những cô gái đẹp thì phải bán đi (bán doanh nghiệp) nếu không về già sẽ không ai chú ý đến”.

Thậm chí một số doanh nghiệp như Phú Thái, Nguyễn Kim… đã được nhà nước hỗ trợ một phần trong lúc khó khăn, nhưng vẫn phải bán cho doanh nghiệp nước ngoài.

Bán lẻ Việt Nam có nhiều triển vọng
Doanh nghiệp bán lẻ đồng hành, hỗ trợ địa phương tiêu thụ nông sản

Các chuyên gia thương mại, nhà quản lý đều có nhận định, thời kỳ đó nhiều doanh nghiệp vừa phải bán đi hoặc phá sản vì làm ăn thua lỗ, nên đã mất đến 50% thị phần bán lẻ hiện đại vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

Đi đôi với việc chiếm lĩnh các hệ thống các mạng lưới phân phối, thì hàng hóa nước ngoài cũng thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam và được trưng bày ở những chỗ đẹp nhất, thuận tiện nhất.

Tình hình rất đáng lo ngại nếu còn tiếp tục diễn ra thì hệ thống phân phối Việt Nam sẽ cơ bản vào tay các nhà bán lẻ nước ngoài, mất hệ thống phân phối là mất cả sản xuất hàng Việt.

Đứng trước tình hình khó khăn trên, với quyết tâm cao và được sự lãnh đạo sát sao của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương và đặc biệt là sự nỗ lực của các doanh nghiệp bán lẻ, nên từ những năm 2015 – 2016 đến nay, bộ mặt bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi.

Mở đầu cho sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt là vào thời điểm tháng 12/2019, hai Tập đoàn Masan Group và Vingroup đã trở thành 1 tập đoàn sản xuất và bán lẻ lớn của Việt Nam.

Đây là một phép cộng đẹp cho sự thay đổi nhận thức về hợp tác giữa doanh nghiệp Việt với nhau. Sự hợp tác này còn làm giảm bớt các chi phí sản xuất, bán hàng, đem lại giá bán có lợi nhất cho người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Bán lẻ Việt Nam có nhiều triển vọng
Các doanh nghiệp Việt đã vươn lên để mở rộng thị phần bán lẻ

Liên tục 1-2 năm gần đây, các doanh nghiệp Việt đã vươn lên để mở rộng thị phần bán lẻ. Cụ thể, giữa năm 2018, SG Coop đã mua lại toàn bộ hệ thống màng lưới của Auchan trước khi họ rút lui khỏi thị trường Việt Nam.

Trước Auchan thì hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà chủ yếu công bố là thua lỗ, đã rút lui lần lượt ở thị trường Việt Nam.

Vào năm 2015, Tập đoàn Parkson (Malaysia) đã đóng cửa nhiều trung tâm thương mại, Big C (Pháp) và Metro (Đức) đã rời đi và chuyển nhượng vào tay các tập đoàn bán lẻ Thái Lan.

Gần đây nhất, Tập đoàn Emart đã nhượng lại thương hiệu của mình trong 10 năm cho Thaco Trường Hải. Trước đó Shop&Go của Singapore cũng đã nhượng bán cho VinCommerce...

Ngược lại với tình hình không mấy sáng sủa và có chiều hướng sa sút của các doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp nội đã và đang âm thầm mở rộng và chiếm lĩnh lại mảng phân phối hiện đại.

Đó là Vincom Retail của Vingroup đang sở hữu trên 80 trung tâm trên toàn quốc và gần như không có đối thủ trong phân khúc bán lẻ này. Hay chuỗi bán lẻ WinMart và WinMart+ với hơn 3.500 điểm bán đang tăng tốc, không ngừng mở mới. Đồng thời Công ty The CrownX (thành viên của Masan Group được thành lập năm 2020, là nền tảng thành lập dựa trên sáp nhập Công ty mảng Hàng tiêu dùng Masan Consumer Holdings và Công ty mảng Bán lẻ WinCommerce) cũng có kế hoạch IPO trong một vài năm tới.

Mới nhất, từ tháng 4/2021 tới nay, Tập đoàn SK Hàn Quốc đã rót 410 triệu USD vào The CrownX. Nhóm nhà đầu tư do Tập đoàn Alibaba cùng Baring Private Equity Asia (BPEA) đã rót 400 triệu USD vào The CrownX.

Đến cuối tháng 5/2021, Masan tiếp tục công bố đầu tư vào chuỗi cà phê Phúc Long để cùng tăng sức mạnh thương hiệu Việt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt.

Ở phía Nam, Saigon Co.op cũng từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh, tập trung vào các sản phẩm riêng biệt, ngành hàng thực phẩm tươi sống chế biến sẵn, phát triển thêm các trung tâm thương mại, đại siêu thị khác, cùng các cửa hàng nhỏ tiện lợi, như Co.opFood, Co.op Smile...

Một hệ thống bán lẻ nội địa khác là Thế giới Di động đã tích cực xây dựng chuỗi Bách Hóa Xanh trong vài năm gần đây để vươn lên Top 3 của các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam với 1.700 điểm bán tập trung tại TP. Hồ Chí Minh và tiến tới phủ rộng trên toàn quốc.

Thực tế trên cho ta thấy, trong giai đoạn 2015 – 2016 đến nay ngành bán lẻ nội địa đã mạnh hơn và có thế chủ động hơn trên thị trường. Các doanh nghiệp nội đã tự giác liên kết với nhau và họ đã tìm thấy những điểm mạnh của nhau đế phát triển và đặc biệt là họ đã có nhiều sức mạnh hơn trước để có những cơ hội thâu tóm các công ty nước ngoài trong ngành phân phối bán lẻ.

Các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay còn phát triển bán hàng đa kênh, theo kịp sự phát triển của thời đại công nghệ số, đồng thời họ cũng tự phát triển sản xuất để đưa hàng hóa nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng đi thẳng từ sản xuất tới bán lẻ, giảm trung gian, giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá trên thị trường.

Tuy nhiên, một trong những điểm yếu nhất của hệ thống phân phối Việt Nam mà nhiều năm chưa được khắc phục, nay một số các doanh nghiệp Việt đã bước đầu “sửa sai”.

Tự tin vẽ lại "bản đồ" bán lẻ Việt Nam

Mặc dù đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ, nhưng việc giành được "sân nhà" đã khó, thì giữ được trận địa còn khó hơn. Các doanh nghiệp Việt cần phải tự giác hoàn thiện về mọi mặt từ đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại khang trang, đáp ứng với nhu cầu của thời đại công nghệ số để tiếp tục phát triển nhanh trong lĩnh vực bán lẻ.

Bán lẻ phải luôn gắn kết với vùng sản xuất hàng hóa Việt, nhất là hàng nông sản thực phẩm, mà Việt Nam đang có thế mạnh, đó cũng chính là đảm bảo ổn định cho đầu vào của hệ thống phân phối Việt.

Giữa sản xuất và nhà bán lẻ Việt phải có mối quan hệ giao dịch mua bán một cách minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh, mở rộng cửa đón hàng hóa, nhất là hàng nông sản thực phẩm đang rất cần giải quyết đầu ra khi thu hoạch, để giảm bớt những thiệt hại không đáng có bằng những đợt giải cứu hàng năm thường xuyên xảy ra.

Không ép giá, ép cấp, đưa những mức chiết khấu cao vô lý đối với hàng ký gửi đại lý, gây thiệt hại cho người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội tiêu dùng.

Hiện nay, doanh nghiệp trong nước phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có những tập đoàn bán lẻ lớn. Chính vì vậy, sự hợp tác liên doanh liên kết một cách chân thành và trách nhiệm là một điều hết sức cần thiết, chấp nhận vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

Tiếp tục xây dựng thương hiệu bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, gây dựng niềm tin lâu dài cho người tiêu dùng bởi mất niềm tin là mất tất cả.

Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt hãy cùng nhau tự tin vẽ lại "bản đồ" bán lẻ Việt Nam, cùng nhau hành động tạo ra những vector tổng hợp chung, làm chủ vững chắc hệ thống phân phối và sẵn sàng mở cửa rộng thuận tiện để đón hàng Việt vào phục vụ người tiêu dùng.

Hệ thống bán lẻ Việt đóng góp khoảng 14% GDP và giải quyết công ăn việc làm cho 6-7 triệu người, đóng góp phần quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.

Chúng ta tin tưởng trong thời gian tới, bán lẻ Việt sẽ phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn, góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của đất nước từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bán lẻ hàng hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá xe Yamaha Janus 125: Giá đại lý thấp hơn đề xuất

Giá xe Yamaha Janus 125: Giá đại lý thấp hơn đề xuất

Cập nhật giá xe máy Yamaha Janus 125 mới nhất ngày 28/4/2025 : Yamaha Janus, giá xe Yamaha Janus; cập nhật giá xe Yamaha Janus 125.
Giá cà phê Arabica chạm mốc 9.000 USD/tấn

Giá cà phê Arabica chạm mốc 9.000 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tăng 7,31% lên 8.815 USD/tấn; trong khi đó, giá cà phê Robusta tăng 2,62% lên mức 5.415 USD/tấn
Giá vàng tăng giảm chóng mặt, cửa hàng không còn vàng bán

Giá vàng tăng giảm chóng mặt, cửa hàng không còn vàng bán

Giá vàng hôm nay tăng giảm liên tục. Giá vàng SJC bán ra 120 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn bán ra 115,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng giảm rồi lại tăng nhanh.
Giá đậu tương nối dài đà tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá đậu tương nối dài đà tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo ghi nhận từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá đậu tương nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp với 1,12% lên mức 390 USD/tấn.
TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm

Ban Chỉ đạo xây dựng Sàn giao dịch thịt heo TP. Hồ Chí Minh kiến nghị thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm để rà soát, tổng hợp.

Tin cùng chuyên mục

Sôi động thị trường bán lẻ dịp lễ 30/4 - 1/5

Sôi động thị trường bán lẻ dịp lễ 30/4 - 1/5

Bộ Công Thương và các doanh nghiệp bán lẻ đều kỳ vọng sức mua tăng cao vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và đang triển khai nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng dịp này.
Khí LNG liệu còn ‘nóng’?

Khí LNG liệu còn ‘nóng’?

Mặc dù trong một tuần giao dịch trở lại đây, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) thế giới đã ghi nhận đợt hạ nhiệt đáng kể.
Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới đột ngột đảo chiều

Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới đột ngột đảo chiều

Giá dầu Brent đã giảm 1,96%, xuống mốc 66,12 USD/thùng. Trong khi đó, hợp đồng giao dầu WTI vào tháng 6 cũng ghi nhận mức giảm tới 2,2%, lên mốc 62,27 USD/thùng
Giá vàng giảm mạnh, người dân vẫn chen nhau mua tích trữ

Giá vàng giảm mạnh, người dân vẫn chen nhau mua tích trữ

Giá vàng hôm nay giảm mạnh sau chỉ đạo chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng. Giá vàng nhẫn 115 triệu đồng/lượng bán ra, vàng SJC có giá 119,5 triệu đồng/lượng.
Cú bứt phá tỷ đô cho ngành bán lẻ

Cú bứt phá tỷ đô cho ngành bán lẻ

Làn sóng mở rộng mạng lưới cửa hàng, du lịch phục hồi mạnh mẽ, sự nhập cuộc của những “ông lớn” bán lẻ cho thấy ngành bán lẻ đang tràn đầy cơ hội bứt phá.
Tinh hoa trái cây Việt hội tụ tại Hà Nội

Tinh hoa trái cây Việt hội tụ tại Hà Nội

Xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), sầu riêng (Long An), thanh long đỏ (Bình Thuận),… hội tụ tại Không gian trưng bày “Tinh hoa trái cây Việt” tại Hà Nội.
Giá cà phê Arabica tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn

Khép lại phiên giao dịch, giá cà phê Arabica phục hồi với mức tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn, trong khi cà phê Robusta giảm nhẹ 0,42% xuống mức 5.231 USD/tấn.
Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng để giữ niềm tin, thị trường

Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng để giữ niềm tin, thị trường

Vụ sữa giả gây chấn động khiến người tiêu dùng cảnh giác, các ngành chức năng tăng cường siết chặt hậu kiểm lập lại trật tự thị trường.
Giá vàng tăng chóng mặt, xếp hàng không mua được vàng

Giá vàng tăng chóng mặt, xếp hàng không mua được vàng

Giá vàng hôm nay 22/4 tăng cao chưa từng có. Giá vàng tăng, nhu cầu mua vàng lập đỉnh, hàng dài người xếp hàng mua vàng đầu tư nhưng cửa hàng hết vàng để bán.
Giá đậu tương giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn

Giá đậu tương giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn

Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá đậu tương ghi nhận mức giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giá vàng tăng, cầu vượt cung, cửa hàng hết vàng bán

Giá vàng tăng, cầu vượt cung, cửa hàng hết vàng bán

Giá vàng hôm nay, giá vàng nhẫn, vàng SJC tăng so với ngày cuối tuần. Giá vàng tăng, người dân xếp hàng dài chờ mua vàng, khiến cung không đủ cầu.
Thị trường màn hình quảng cáo thang máy tăng trưởng thần tốc

Thị trường màn hình quảng cáo thang máy tăng trưởng thần tốc

Truyền thông thang máy kỹ thuật số mang đến sự tiếp cận gần gũi với người tiêu dùng đã đẩy thị trường màn hình quảng cáo thang máy tăng trưởng thần tốc.
Giá cà phê xuất khẩu đảo chiều đi lên sau chuỗi giảm

Giá cà phê xuất khẩu đảo chiều đi lên sau chuỗi giảm

Giá cà phê Arabica lên mức 8.278 USD/tấn, tăng 4,98%; giá cà phê Robusta tăng 3,02% so với giá tuần trước, hồi phục tại mức giá 5.253 USD/tấn.
Giá vàng giảm cực mạnh, đầu tư

Giá vàng giảm cực mạnh, đầu tư 'lướt sóng' thành …lỗ nặng

Giá vàng hôm nay, giá vàng đột ngột giảm rất mạnh. Sau 24h, mỗi lượng vàng SJC bán ra giảm đến 6 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn cũng giảm rất mạnh.
Ham lợi nhuận, khách bán vàng ‘trao tay’ trước cửa tiệm

Ham lợi nhuận, khách bán vàng ‘trao tay’ trước cửa tiệm

Giá vàng tăng từng giờ, từng ngày, lên mức cao chưa từng có thì nhu cầu mua vàng cũng leo thang. Ham lợi nhuận, nhiều người đã bán "trao tay" trước tiệm vàng.
Giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng hơn 3%

Giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng hơn 3%

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent chạm mốc 67,96 USD/thùng, tương ứng với mức tăng 3,2%. Giá dầu WTI cũng lên tới 3,54%, dừng ở mốc 64,68 USD/thùng.
Giá cà phê xuất khẩu tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Giá cà phê xuất khẩu tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Đóng cửa phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp, lấy lại mốc 8.290 USD/tấn và xác lập mức cao nhất trong hơn một tuần qua.
Quý I/2025, khối lượng giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng

Quý I/2025, khối lượng giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng

Quý I/2025, khối lượng giao dịch liên thông với thế giới tăng 27,73% so với cùng kỳ, tăng gần 26,5% so với quý trước, đạt trung bình 6.500 tỷ đồng mỗi ngày.
Giá vàng hôm nay tăng ‘nóng’, đầu tư vàng lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay tăng ‘nóng’, đầu tư vàng lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay, giá vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC tăng sốc, lên mức cao chưa từng có. Vàng miếng SJC 111 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 110,5 triệu đồng bán ra.
Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Khép lại phiên giao dịch, giá đậu tương mở rộng đà suy yếu trong phiên giao dịch, khép lại với mức điều chỉnh 0,55% xuống mức 380 USD/tấn.
Mobile VerionPhiên bản di động