Đầu tư chọn lọc để đón đầu tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam

Đầu tư chọn lọc đang là một trong những chiến lược của AEON Việt Nam trong bối cảnh thị trường bán lẻ trầm lắng hiện nay.
Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam 2020: Khó khăn trong ngắn hạn Thị trường bán lẻ kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ những tháng cuối năm

Chiến lược đầu tư chọn lọc sẽ mang đến sự khác biệt gì cho người tiêu dùng Việt Nam cũng như thị trường bán lẻ hiện nay? Báo Công Thương điện tử đã trao đổi nhanh với ông Võ Văn Lớt, quyền Giám đốc Khối vận hành khu vực Bình Dương và Đồng Nai công ty AEON Việt Nam.

Đầu tư chọn lọc để đón đầu tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam
Ông Võ Văn Lớt đại diện công ty AEON Việt Nam chia sẻ sự khác biệt của mô hình siêu thị Tinh gọn đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng địa phương

Được biết trong bối cảnh ảm đạm của thị trường bán lẻ hiện nay bởi sức mua giảm mạnh nhưng AEON Việt Nam vẫn khai trương mô hình Siêu thị Tinh gọn đầu tiên tại miền Nam. Ông có thể chia sẻ về việc mở rộng kênh bán lẻ của thương hiệu này?

Đúng là như vậy. Cuối tháng 7 vừa qua AEON Việt Nam đã chính thức khai trương Siêu thị tinh gọn đầu tiên ở miền Nam - AEON Bình Dương New City, tại Trung tâm Mua sắm SORA Gardens SC, Thành phố mới Bình Dương, với diện tích 5.000m2, mang những trải nghiệm mua sắm chuẩn AEON đến gần hơn với khách hàng địa phương. Đây cũng là một trong những chiến lược đầu tư chọn lọc của AEON Việt Nam nhằm đa dạng mô hình bán lẻ để tăng tốc mở rộng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ông có nói về chiến lược đầu tư chọn lọc của AEON Việt Nam vào thị trường bán lẻ. Ông có thể chia sẻ rõ nét hơn về chiến lược này có cải thiện gì cho sức mua hiện nay và trong tương lai hay không?

Việt Nam được nhận định sở hữu đầy đủ các yếu tố thuận lợi để tăng trưởng trong dài hạn và phát triển vượt bậc hơn một vài nước ở châu Á, điển hình như sự ổn định về chính trị, mức lạm phát thấp, lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công cạnh tranh, môi trường đầu tư thân thiện, ...

Xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ 2 bên cạnh Nhật Bản trong chiến lược dài hạn, do đó AEON Việt Nam đã lên chiến lược đầu tư chọn lọc các hoạt động kinh doanh, nhằm chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai thông qua việc phát triển sản phẩm nhãn hàng riêng và kênh thương mại điện tử, đồng thời mở rộng địa điểm kinh doanh với đa dạng mô hình, linh hoạt về quy mô, phù hợp với nhu cầu khác nhau cùng điều kiện thực tế của từng địa phương.

Đặc biệt sau dịch Covid-19, thói quen và hành vi mua sắm của khách hàng cũng ngày càng thay đổi, ưu tiên sự tiện lợi, lựa chọn địa điểm gần nhà và thắt chặt chi tiêu, chú trọng mua sắm các sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày hơn. Đó là lý do AEON Việt Nam ra mắt mô hình Siêu thị Tinh gọn đầu tiên tại Thành phố mới Bình Dương để đáp ứng nhu cầu “gần và tiện” của số đông cư dân thành thị với các sản phẩm, dịch vụ cùng trải nghiệm mua sắm chất lượng phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại khu vực này.

Trong bối cảnh bán lẻ khó khăn hiện nay, Aeon là một đơn vị khá linh hoạt khi đưa ra nhiều mô hình kinh doanh phù hợp cho từng khu vực dân cư. Vậy sự khác biệt lớn nhất của mô hình Siêu thị Tinh gọn ở Bình Dương so với các loại hình siêu thị khác là gì, thưa ông?

Sự khác biệt rõ nhất đây là mô hình tinh gọn từ trung tâm mua sắm, rút ra những điểm cần thiết nhất của nhu cầu thiết yếu hàng ngày để phát triển ở những khu dân cư lân cận.

Đầu tư chọn lọc để đón đầu tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam
Các mặt hàng chế biến sẵn và sơ chế sẵn chất lượng cao được khách hàng khu vực Thành phố mới Bình Dương lựa chọn nhiều nhất

Đối tượng khách hàng mô hình này là gia đình trẻ và 1 số khu sẽ là đối tượng người nước ngoài. Như Siêu thị Tinh gọn ở Bình Dương với diện tích 5.000m2 sẽ có khu vực siêu thị, ẩm thực tự chọn Delica và cà phê.

Khu vực siêu thị quy tụ các sản phẩm chất lượng, tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày như các loại thực phẩm tươi sống, nhiều sản phẩm hữu cơ đáp ứng xu hướng sống khỏe. Đặc biệt chú trọng các sản phẩm chế biến sẵn (Ready to eat), sơ chế sẵn (Ready to cook), sản phẩm đông lạnh, … sẽ giúp các gia đình tiết kiệm thời gian, thuận tiện khi sử dụng.

Khu ẩm thực tự chọn Delica giúp khách hàng chủ động lựa chọn món ăn theo sở thích từ đa dạng nền văn hóa Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cùng các quầy salad bar, các loại sushi,.. hay khu vực Barista Beans chuyên phục vụ cà phê, trà, bánh…mang lại nhiều không gian trải nghiệm cho khách.

Về chất lượng dịch vụ, mô hình Siêu thị Tinh gọn có gì khác biệt để nâng cao trải nghiệm cho hơn cho khách hàng hay không?

Ngoài đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của AEON, chúng tôi gia tăng đầu tư theo hướng chuyển đổi số mang đến nhiều tiện ích hơn cho khách hàng như: tủ chứa đồ thông minh, máy chọn món tự động, quầy thanh toán bán tự động (khách hàng tự quẹt thẻ trả tiền).

Sắp tới chúng tôi sẽ có khu vực tiện ích riêng tiết kiệm thời gian cho dân văn phòng đặt hàng trước, khi tới chỉ cần nhấn nút là nhận hàng không phải chờ đợi. Ở những khu vực đông người nước ngoài như Bình Dương sẽ có quầy thanh toán riêng với nhân viên biết ngoại ngữ, tạo sự tiện lợi và thoải mái.

Đặc biệt Siêu thị Tinh gọn tại Bình Dương còn hướng tới các vấn đề môi trường, hưởng ứng chương trình giảm rác thải nhựa của Sở Công Thương, siêu thị có chính sách giảm giá khi khách hàng không sử dụng túi nilon, có quầy ưu tiên cho khách hàng không sử dụng túi nilon…

Xin cảm ơn chia sẻ của ông!

Minh Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bán lẻ hàng hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Đưa nông sản tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp nông dân chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra một hướng đi mới, hiệu quả.
Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt vừa được khai mạc. Đây là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Theo thông báo, EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon. Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng tải các bản câu hỏi điều tra.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston xây dựng kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư tại Hoa Kỳ.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động