Thí điểm mua điện mặt trời mái nhà 10%: Chuyên gia nói gì?

Sau khi có đề xuất thí điểm mua điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đã có nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm, góc nhìn khác nhau.
Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất Bộ Công Thương bám sát chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng dự thảo mua bán điện mặt trời mái nhà Thí điểm mua bán điện mặt trời mái nhà: Đừng đánh giá thiếu xây dựng, khiến dư luận hiểu sai bản chất

Thời gian qua, sau khi lấy ý kiến rộng rãi, công khai, tiếp thu chỉnh sửa về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 4135/TTr-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2024 và Công văn số 163/BC-BCT ngày 01 tháng 7 năm 2024 báo cáo Chính phủ.

Trên cơ sở Tờ trình, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có giao Bộ Công Thương nghiên cứu thí điểm việc sản xuất điện dư không dùng hết thì được bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% tổng công suất; Giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nghiên cứu các quy định giá mua trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm mua sản lượng điện dư và bảo đảm an toàn vận hành hệ thống điện, bảo đảm sự hài hòa và khuyến khích phát triển cơ chế này.

Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, nghiên cứu các giải pháp, thiết kế điều kiện cần thiết để không xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nguồn lực xã hội.

Thực hiện chỉ đạo nêu trên Bộ Công Thương cũng đưa ra 3 phương án với những phân tích cụ thể về những thuận lợi – khó khăn và đề xuất lựa chọn phương án tối ưu.

Ngay sau khi thông tin được công bố, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Công Thương “quay xe”, xây dựng chính sách “nắm đằng chuôi”. Thậm chí một số cá nhân còn đề nghị tăng sản lượng mua, ghi nhận sản lượng 100% để cho doanh nghiệp, người dân thấy có lợi ích và sẽ đầu tư.

Thí điểm mua điện mặt trời mái nhà 10%: Chuyên gia năng lượng nói gì?
Chuyên gia Đào Nhật Đình

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia năng lượng lại không đồng ý với các ý kiến trên. Để rộng đường dư luận, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia Đào Nhật Đình xung quanh vấn đề này.

Ông đánh giá như thế nào về việc Dự thảo Nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà đã cho phép bán điện dư thừa lên lưới với 10%, sau khi có chỉ đạo của Chính phủ?

Tôi vẫn không đồng ý chọn phương án thanh toán 10% sản lượng điện vì như vậy không kiểm soát được công suất điện mặt trời mái nhà vào buổi trưa, khi phụ tải điện xuống thấp và các hộ điện mặt trời hiện có (hơn 17.200 MW) vẫn phát mạnh nhất lên lưới. Vì điện mái nhà hiện tại vẫn đang lắp thêm ở các hộ dân gần như không kiểm soát nổi nên nếu không hạn chế theo quy hoạch điện 8 mà cho lắp thoải mái thì không biết điều gì sẽ xảy ra với hệ thống điện.

Tôi thiên về phương án lắp thiết bị điều khiển công suất phát. Chưa rõ giá thành của thiết bị nhưng người lắp điện mặt trời mái nhà sẽ phải tự chịu. Đó chính là cách để họ lựa chọn giữa chi phí bán lên lưới hay lưu trữ tự dùng, đúng nghĩa tự sản tự tiêu.

Một số ý kiến cho rằng, nên xác nhận 100% sản lượng và có các cách tính giá khác nhau để nhà đầu tư thấy có lợi và như vậy mới khuyến khích. Trong khi khả năng tiếp nhận hệ thống còn hạn chế và điện mặt trời quá nhiều rủi ro, đồng thời nếu tăng điện mặt trời thì phải giảm các nguồn điện khác. Vậy liệu có công bằng hay không đối với các nhà đầu tư khác? Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi phản đối việc xác nhận 100% sản lượng điện. Tôi cho rằng 10% công suất như trên là hợp lý. Vấn đề nằm ở công suất chứ không phải sản lượng.

Chúng ta nên nhớ là Quy hoạch điện VIII cho phép 2.600 MW đến 2030 là với điều kiện các nguồn điện hỗ trợ cho năng lượng tái tạo như than, khí, sinh khối phát triển theo đúng quy hoạch. Hiện tại cả than và khí đều có nguy cơ không đạt nổi 50% công suất nguồn mới vào năm 2030 nên 2600 MW điện mặt trời mái nhà là quá thừa thãi với hệ thống trong khi lại quá nhỏ bé để đáp ứng nhu cầu tăng vọt theo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) và Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

Ta hình dung là vào giữa trưa công suất phát của mặt trời và gió chiếm hơn 50% công suất các nguồn vào ngày làm việc và tới 80% vào ngày nghỉ. Khi đó phải tắt nhà máy thủy điện, điện than và điện khí. Đến lúc chiều tối sẽ khởi động lại thủy điện dễ dàng nhưng than và khí không thể khởi động kịp các nhà máy đó để phát cho nhu cầu điện buổi chiều tối. Nếu bắt họ tắt “nóng” (không tắt hẳn lò mà duy trì nhiệt độ lò nhưng không phát điện) thì ai trả tiền nhiên liệu để giữ nhiệt? Điều đó rất không công bằng đối với những nhà máy mang tính sống còn của hệ thống điện.

Quan sát hệ thống điện của California, South Australia và cả của Đức – nơi có tỷ lệ điện NLTT cao, chúng ta thấy nhiều buổi trưa họ có giá điện âm, tức là ai phát lên lưới người đó phải trả tiền cho công ty điện. Tiền đó là để hệ thống trả cho lưu trữ hay những nhà máy sẵn sàng phát vào buổi tối.

Theo ông, liệu có mâu thuẫn không khi 1 chính sách đặt ra quá nhiều mục tiêu, và không hài hoà lợi ích giữa các bên? Và ông có ý kiến gì khi 1 số người cho rằng cơ quan quản lý Nhà nước nắm đằng chuôi?

Khi có quá nhiều mục tiêu với lợi ích các bên mâu thuẫn nhau, tôi ủng hộ việc Bộ Công Thương nắm đằng chuôi. Vì đây là cái chuôi của an toàn điện quốc gia. Với an toàn điện quốc gia, không thể nắm đằng lưỡi được.

Xin cảm ơn ông!

Nguyên Vũ thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời mái nhà

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công Thương không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Phân bón là một trong những ngành tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đã mang lại những kết quả nhất định.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Chuyển đổi số ngành Công Thương đang được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhưng công tác đào tạo vẫn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Trong quá trình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực số và thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để bắt kịp xu thế.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động