Bộ Công Thương bám sát chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng dự thảo mua bán điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đã bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ khi xây dựng nghị định về điện mặt trời mái nhà, không có chuyện ‘quay xe’ chính sách như dư luận nêu.
Bộ Công Thương triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến chính sách giá điện Phó Thủ tướng: Lắp đặt điện mặt trời mái nhà phải có hiệu quả kinh tế thì người dân mới làm Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII: Không để lãng phí nguồn lực đầu tư Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Tiếp thu ý kiến, tuân thủ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ

Trong báo cáo số 177/BC-BCT ngày 11/7/2024 gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mới đây, Bộ Công Thương cho biết: Đối với nhiệm vụ xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), Bộ Công Thương đã tuân thủ đầy đủ, đúng quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Bộ Công Thương cũng khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 278/TB-VPCP ngày 24/6/2024 của Văn phòng Chính phủ, ngày 01/7/2024, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 163/BC- BCT để báo cáo và giải trình ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Báo cáo số 163/BC- BCT Bộ Công Thương đã thể hiện quan điểm chưa xem xét giá mua bán điện dư trong thời điểm hiện nay vì: Mục tiêu điện mặt trời mái nhà để nhằm mục đích tự sản, tự tiêu cho chính tổ chức, cá nhân khi thực hiện phát triển.

Điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đang tiếp thu nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà - Ảnh minh họa/EVN

Sau khi nhận được Công văn số 4844/VPCP-CN ngày 10/7/2024 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai và mời các Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Tập đoàn Điện lực Việt Nam họp tại trụ sở của Bộ. Tiếp thu ý kiến của các thành viên tham dự họp, Bộ Công Thương báo cáo và giải trình ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng tại Công văn số 4844/VPCP-CN.

Làm rõ, đề xuất nhiều phương án trong dự thảo nghị định

Ngay sau cuộc họp này, Bộ Công Thương đã có báo cáo giải trình làm rõ ý kiến gửi Phó Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ: Trước hết, để khuyến khích phát triển nguồn điện sạch, Bộ Công Thương nghiên cứu thí điểm việc sản xuất điện dư không dùng hết thì được bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% tổng công suất. Cùng với đó, trên cơ sở ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Bộ Công Thương đã đề xuất xây dựng cơ chế về xác định điện dư không dùng hết được bán lên lưới điện quốc gia theo 3 phương án:

Phương án 1: Điện mặt trời tự sản, tự tiêu sẽ bị khống chế công suất phát điện dư lên lưới điện quốc gia không quá 10% công suất lắp đặt, việc này có thể thực hiện bằng giải pháp lắp đặt bổ sung thiết bị điều khiển công suất phát (Limit export).

Phương án 2: Điện mặt trời tự sản, tự tiêu được thanh toán 10% sản lượng điện trên tổng sản lượng điện dư phát lên lưới điện quốc gia được ghi nhận bởi hệ thống đo đếm điện năng mua bán với khách hàng.

Phương án 3: Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được thanh toán 10% sản lượng trên tổng sản lượng điện khách hàng mua từ lưới điện quốc gia được ghi nhận bởi hệ thống đo đếm điện năng mua bán với khách hàng.

Cùng với việc đề xuất các phương án, Bộ Công Thương cũng báo cáo, giải trình làm rõ việc đề xuất này để Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng nắm rõ các căn cứ của việc đề xuất. Cụ thể, theo Bộ Công Thương, thực hiện phương án 1 sẽ bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Tuy nhiên, việc lắp đặt thêm thiết bị Limit export sẽ làm tăng chi phí đầu tư của người sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu làm hạn chế khuyến khích đầu tư, đồng thời phát sinh thêm việc nghiệm thu, theo dõi, giám sát cài đặt, vận hành thiết bị này theo đúng quy định.

Đối với việc áp dụng phương án 2: Đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư của người sử dụng hơn Phương án 1.

Đối với phương án 3: Đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư của người sử dụng như phương án 2. Tuy nhiên, Phương án 3 có sản lượng điện dư được thanh toán nhiều hơn Phương án 2.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, để bảo đảm tính khuyến khích, đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo không xảy ra tiêu cực và lãng phí nguồn lực xã hội, Bộ Công Thương đề xuất thực hiện theo phương án 2.

Bộ Công Thương bám sát chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng dự thảo mua bán điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đã đề xuất xây dựng cơ chế về xác định điện dư không dùng hết được bán lên lưới điện quốc gia theo 3 phương án để khuyến khích phát triển nguồn điện sạch - Ảnh Internet

Đối với việc xác định giá mua bán điện dư, Bộ Công Thương cũng đề xuất 3 phương án thực hiện, cụ thể:

Phương án 1: Áp dụng bằng bình quân giá điện năng theo chi phí tránh được hàng năm do Bộ Công Thương ban hành. Theo Bộ Công Thương phương án này đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với hiện trạng của hệ thống đo đếm hiện nay mà không cần tốn thêm chi phí nâng cấp đảm bảo thanh toán theo thị trường điện, đặc biệt là những hộ tiêu thụ điện nhỏ; đúng với bản chất của việc bán điện dư, không cam kết công suất do vậy không khuyến khích trả chi phí công suất tránh được trong trường hợp này.

Đối với phương án 2: Lấy bằng giá biên thị trường điện (SMP) từng giờ (không bao gồm giá CAN) và trừ đi chi phí phân phối trên 01 kWh. Lý do phải loại trừ chi phí phân phối như sau: EVN đã đầu tư lưới phân phối để cấp điện cho khách hàng. Do vậy, EVN phải thu hồi để bù lại một phần chi phí phân phối không thu hồi được trong quá trình khách hàng sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu mà không mua điện của EVN. Bộ Công Thương cho rằng phương án này đảm bảo tính thị trường hơn phương án 1, có thể áp dụng cho cả bán điện dư trong cơ chế DPPA không sử dụng lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, việc thực hiện theo phương án 2 sẽ rất phức tạp, khối lượng tính toán tăng lên rất nhiều lần so với phương án 1 vì phải tính toán từng chu kỳ giao dịch theo thị trường điện và sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí để nâng cấp hệ thống đo đếm đáp ứng theo thị trường, đặc biệt là những hộ tiêu thụ điện nhỏ (chi phí trang bị hệ thống đo đếm tăng gấp 8 đến 10 lần hiện nay).

Đối với phương án 3: Hiện nay không có phương pháp nào phù hợp để xây dựng một giá mua điện dư, do đó không có đủ lý luận để lấy giá mua điện dư phát lên lưới điện quốc gia theo phương án 1 hay phương án 2. Để đơn giản trong thực hiện, đề xuất trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600 đến 700 đồng/kWh. Giá này sẽ được xem xét, điều chỉnh (nếu có) hàng năm để đảm bảo khuyến khích phù hợp với từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

Sau khi xem xét đánh giá, Bộ Công Thương cho rằng: Với tính toán theo số liệu của năm 2023, cả 3 phương án đều cho kết quả tương đương nhau, xấp xỉ từ 600 đến 700 đồng/kWh. Tuy nhiên, phương án 3 có tính đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí đầu tư của EVN nên đề xuất thực hiện theo phương án 3, với giá đề xuất là 671 đồng/kWh (theo EVN tính toán chi phí tránh được bình quân năm 2023).

Trước đó, theo tính toán của EVN, giá biên thị trường điện (SMP) bình quân năm 2023 là 1.091,9 đồng/kWh. Trong khi chi phí khâu phân phối năm 2023 là 263,87 đồng/kWh (theo báo cáo của EVN gửi Bộ Công Thương tại Văn bản số 2766/EVN-TCKT ngày 20/5/2024). Cùng với đó, giá điện năng theo chi phí tránh được năm 2023 cũng được ban hành tại Quyết định 1028QĐ-BCT ngày 27/4/2023 của Bộ Công Thương Theo đó, giá điện năng theo chi phí tránh được bình quân năm 2023 là 671 đồng/kWh.

Không có chuyện “quay xe” chính sách như dư luận phản ánh

Cũng tại dự thảo báo cáo gửi Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cũng nêu rõ ý kiến đối với quan điểm Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm mua sản lượng điện dư và bảo đảm an toàn vận hành hệ thống điện, bảo đảm sự hài hòa và khuyến khích phát triển cơ chế này. Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, nghiên cứu các giải pháp, thiết kế điều kiện cần thiết để không xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nguồn lực xã hội. Về vấn đề này, Bộ Công Thương nêu ý kiến cho biết: Tại cuộc họp, lãnh đạo EVN thống nhất thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, mua sản lượng điện dư của điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu phát vào hệ thống điện quốc gia. Các giải pháp, thiết kế điều kiện cần thiết để không xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nguồn lực xã hội đã được quy định tại các điều khoản của Dự thảo Nghị định.

Đối với ý kiến Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm tính pháp lý của Nghị định và các quy định hiện hành, trong đó có Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương cho biết: Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tư pháp cho rằng Nghị định cần thẩm định trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất phương án đề xuất của Bộ Công Thương. Việc mua bán điện dư trên hệ thống điện quốc gia là chưa phù hợp với Quy hoạch điện VIII.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và ý kiến của Bộ Tư pháp, EVN, Bộ Công Thương hoàn thiện Dự thảo nghị định theo các phương án đã đề xuất nêu trên (bổ sung tại khoản 7 Điều 8 Dự thảo).

Trước đó, liên quan đến việc xây dựng nghị định này, ngày 24/6/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo kết luận số 278/TB-VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Thông báo nêu rõ ngày sáng 19/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự thảo nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA); cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Tại cuộc họp này, sau khi lắng nghe các ý kiến, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu phương án khuyến khích, hỗ trợ tài chính (thuế, lãi suất, chi phí lắp đặt…) cho người dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà kết hợp đầu tư thiết bị lưu trữ điện để bán cho EVN với giá điện nền huy động vào giờ cao điểm.

Đồng thời cần đơn giản hóa thủ tục; quy định lắp đặt điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công; tính toán giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn lưới điện đối với các công trình lắp đặt điện mặt trời mái nhà trong khu, cụm công nghiệp có công suất lớn…

Bộ Công Thương cần nghiên cứu, tính toán lợi nhuận của phương án Nhà nước đầu tư nguồn điện mới, làm cơ sở cho chính sách hỗ trợ người dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng trình tự, thủ tục lắp đặt điện mặt trời mái nhà theo tinh thần đơn giản hóa tối đa; quản lý chặt chẽ các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu tiếp thu ý kiến tại cuộc hop và ý kiến chỉ đạo tại các Thông báo số 205/TB-VPCP ngày 8/5/2024 và 232/TB-VPCP ngày 20/5/2024, 3854/TB-VPCP ngày 4/6/2024 và 165/TB-VPCP để xây dựng Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn và Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu theo đúng quy định của pháp luật...

Hiện Bộ Công Thương đã và đang tuân thủ nghiêm sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu trên tinh thần bảo đảm tính khuyến khích, đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo không xảy ra tiêu cực và lãng phí nguồn lực xã hội . Vì vậy, những ngày qua, dư luận cho rằng, Bộ Công Thương không nhất quán trong việc ban hành, xây dựng cơ chế, chính sách trong vấn đề này là hoàn toàn không chính xác.

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời mái nhà

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 987/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho các địa phương khắc phục cơn bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho các địa phương khắc phục cơn bão số 3

Ngày 15/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
Thủ tướng: Mục tiêu sắp tới không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở

Thủ tướng: Mục tiêu sắp tới không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở

Thủ tướng nhấn mạnh các mục tiêu sắp tới: Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nước sạch, không có chỗ ở, các sinh hoạt thiết yếu hàng ngày.
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng, dự báo tốc độ tăng trưởng cả nước chậm lại

Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng, dự báo tốc độ tăng trưởng cả nước chậm lại

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sơ bộ thiệt hại do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 5 bài học và 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng phục hồi phát triển kinh tế.
Bức tranh kinh tế Việt Nam: Vui thôi đừng vui quá!

Bức tranh kinh tế Việt Nam: Vui thôi đừng vui quá!

Bức tranh kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm tích cực, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, nên ẩn chứa nhiều rủi ro.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình thăm Trường Hoàng Việt

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình thăm Trường Hoàng Việt

Sáng 15/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới thăm Trường Tiểu học, THCS và THPT Hoàng Việt tại phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột.
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 15/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 984/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Lào Cai.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Sáng nay (15/9), Thủ tướng chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả.
Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Chiều 14/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương tới trao tiền và hiện vật hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh Yên Bái được hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Tỉnh Yên Bái được hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Ngày 14/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 980/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Yên Bái.
Bộ Công Thương trao 500 triệu đồng và 2.000 suất quà hỗ trợ Cao Bằng khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 500 triệu đồng và 2.000 suất quà hỗ trợ Cao Bằng khắc phục thiên tai

Ngày 14/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương trao 500 triệu đồng, 2.000 suất quà hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Cao Bằng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Sáng 14/9 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng thống đắc cử Cộng hòa Indonesia Prabowo Subianto sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thông tin chính thức sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê ở Hà Nội

Thông tin chính thức sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê ở Hà Nội

Do mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Chính phủ họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2024, cho ý kiến sửa đổi 5 dự án Luật

Chính phủ họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2024, cho ý kiến sửa đổi 5 dự án Luật

Ngày 14/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024.
Thủ tướng: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Thủ tướng: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện 95/CĐ-TTg về tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3.
Chấp thuận đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1

Chấp thuận đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, Bắc Giang, có vốn đầu tư 1.256 tỷ đồng.
Bắc Kạn được hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Bắc Kạn được hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 13/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 973/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Bắc Kạn.
Thủ tướng: ASEAN BAC cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN thực hiện 05 đồng hành

Thủ tướng: ASEAN BAC cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN thực hiện 05 đồng hành

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN BAC cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN thực hiện 05 đồng hành.
Sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP

Sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 13/9, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn.
Chính phủ chấp thuận chủ trương dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hưng Phú

Chính phủ chấp thuận chủ trương dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hưng Phú

Ngày 13/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 971/QĐ-TTg về chủ trương dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hưng Phú, Thái Bình.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động