Thêm 7 dự án phát điện lên lưới, 40 dự án được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm
Năng lượng tái tạo 01/06/2023 07:33 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, tính đến 17h30 ngày 31-5, đã có 9/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD); trong đó có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Đến nay, có 59/85 dự án với tổng công suất 3.389,811MW đã gửi hồ sơ để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 50 dự án (tổng công suất 2.751,611MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7-1-2023 của Bộ Công Thương). EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 46/50 dự án.
Thông tin từ Cục Điều tiết Điện lực, đến hết ngày 31/5/2023, Bộ Công Thương đã nhận được hồ sơ của 40/44 nhà máy (với tổng công suất là 2.368,711 MW) đã được EVN và chủ đầu tư thống nhất giá tạm, Bộ Công Thương đã phê duyệt 40 nhà máy điện.
Như vậy, đã có 20 nhà máy điện với tổng công suất 1.314,82 MW hòa lưới điện (bao gồm các nhà máy đã hòa lưới và COD).
![]() |
Về nghiệm thu, cấp giấy phép: Đã có 19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình hoặc một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy hoặc một phần nhà máy; 22 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Tích cực triển khai thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện Bộ Công Thương và EVN đang nỗ lực, tập trung cao tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc với mục tiêu đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp sớm phát điện lên lưới nhưng vẫn đảm bảo đúng các quy định pháp luật. EVN cũng đã đăng tải công khai và cập nhật thường xuyên thông tin tình hình thủ tục thực hiện các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ninh Thuận: Hướng tới trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của đất nước

Giải pháp nào để năng lượng Việt Nam chuyển sang “xanh”?

Thi công Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3

Chuyên gia đề xuất cơ chế ưu đãi cao nhất cho đầu tư năng lượng tái tạo

Đến ngày 17/9/2023: 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm
Tin cùng chuyên mục

62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

Petrovietnam tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ điện gió ngoài khơi

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá điện

Khu vực tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Xung quanh ý kiến về dự thảo Thông tư khung giá phát điện tái tạo

Gỡ khó các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Chuyển biến tích cực

Phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi: Dấu ấn mở đường “bật sáng” tiềm năng

Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra, cung cấp thông tin điện mặt trời mái nhà lắp đặt sau năm 2020

Những điểm mới của dự thảo Thông tư giá điện gió và mặt trời

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Thông tư giá điện gió và mặt trời cho các nhà máy mới

Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi, thúc đẩy kinh tế biển

Thông tư số 23/VBHN-BCT quy định mới về phát triển dự án điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mẫu

Chuyên gia quốc tế nêu lý do Việt Nam cần phụ nữ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng

TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo

Thêm 2 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD

Phê duyệt giá tạm 58 dự án, 18 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành COD

TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ có thêm khoảng 200 triệu kWh điện mặt trời mái nhà các trụ sở đơn vị công lập

Chỉ còn 6 dự án điện chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ đàm phán
