Thế 'khó chồng khó' của doanh nghiệp

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho biết về những khó khăn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Hà Nội nâng cao năng lực xuất khẩu qua thương mại điện tử Doanh nghiệp đẩy mạnh tái cấu trúc, chờ cơ hội phục hồi

Nói về tình hình doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho biết bên cạnh những khó khăn khách quan, vướng mắc về pháp lý, thể chế đang khiến một số hoạt động kinh doanh không thể tiếp tục được triển khai hoặc bị trì hoãn. Vì thế, cải cách thể chế là điều kiện tiên quyết để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông Phan Đức Hiếu
Ông Phan Đức Hiếu

- Ông có thể chia sẻ rõ hơn về những quy định pháp lý đang gây khó khăn cho doanh nghiệp?

Ông Phan Đức Hiếu: Bên cạnh khó khăn về dòng tiền, về lãi suất cho vay vẫn còn đang ở mức cao, doanh nghiệp cảm nhận nhiều vướng mắc về pháp lý, thể chế, khiến một số hoạt động kinh doanh bị tắc nghẽn. Chúng tôi cũng ghi nhận sự xuất hiện tâm lý lo lắng về một số thể chế mới được ban hành có thể tạo ra gánh nặng về chi phí. Ví dụ,d 14 hiệp hội doanh nghiệp mới đã ây có đơn bày tỏ sự lo ngại về mức chi phí tái chế rất cao, chưa hợp lý trong dự thảo quy định mức chi phí tái chế.

Đó là chưa kể tới những thách thức mà chúng ta còn gặp phải từ bên ngoài. Ví dụ thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu, thuế carbon… đang tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Tôi rất mong muốn Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định mới để tăng năng lực cạnh tranh, ví dụ hỗ trợ trong việc kiểm đếm CO2 để họ có cơ sở xuất khẩu.

- Trong bối cảnh đó, ông đánh giá như thế nào về những chính sách được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua?

Xét một cách khách quan và theo điều tra về cảm nhận doanh nghiệp của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cộng đồng doanh nghiệp đều cảm nhận tích cực về tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận thực tế rằng, những chính sách hỗ trợ, thủ tục bằng 0, tức những thủ tục tự động như chính sách hỗ trợ người lao động, giãn hoãn thuế… hầu hết đi vào cuộc sống rất nhanh, doanh nghiệp đánh giá cao. Nhưng những chính sách đòi hỏi làm thêm về thủ tục như tiếp cận lãi suất… thì tốc độ thực thi hạn chế hơn rất nhiều.

Khảo sát mới đây của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) trên 10.000 doanh nghiệp cho thấy hơn 59% doanh nghiệp khó khăn đơn hàng, hơn 51% khó khăn khi tiếp cận vốn vay, hơn 45% khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính và quy định pháp luật, 31,1% lo lắng về nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế. Đáng chú ý, 84% doanh nghiệp đánh giá sự điều hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương kém hiệu quả.

Nhìn về mặt hành động, cả Chính phủ, Quốc hội, các bộ ngành, địa phương đều đang rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhưng nhìn ở góc độ doanh nghiệp, họ vẫn chưa cảm nhận được sự cải thiện. Nhiều doanh nghiệp đã phản ánh với tôi về việc gặp phải tình trạng kéo dài, hay trì hoãn việc thực hiện thủ tục, gia tăng chi phí kinh doanh, tác động bất lợi đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Chúng ta đều biết, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp như giãn hoãn thuế, giảm lãi suất… Nhưng theo quan sát gần đây, nhiều doanh nghiệp quan ngại một số quy định mới được ban hành làm gia tăng chi phí doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, đáng ra những quy định đấy không nên xuất hiện, bởi việc tạo thêm chi phí, rào cản hành chính sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ví dụ như vấn đề về phòng cháy chữa cháy, có thể mục tiêu quản lý của nhà nước là cần thiết, nhưng chi phí đó đã hợp lý hay chưa? Hay gần đây, hơn mười hiệp hội ngành nghề đã có thư kiến nghị về dự thảo quy định tính định mức Fs là định mức tái chế sản phẩm bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu. Các doanh nghiệp quan ngại về sự hợp lý của cách tính, bởi quy định đang lấy mức phí cao hơn chi phí thông thường, rồi còn cộng thêm 3% chi phí quản lý… Những quy định như vậy làm doanh nghiệp đã khó khăn càng thêm khó khăn.

- Phải chăng những vướng mắc trong môi trường kinh doanh đến từ sự mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật, do cán bộ sợ sai, đùn đẩy trách nhiệm?

Đây không phải vấn đề mới nhưng qua từng giai đoạn, mức độ nghiêm trọng và quy mô lại khác nhau. Có những giai đoạn, tinh thần cải cách mạnh mẽ, tạo khí thế làm việc, thúc đẩy tinh thần dám nghĩ dám làm, nhưng gần đây thì lại mờ đi. Nguyên nhân là một số bộ phận cán bộ, công chức có tư tưởng, đạo đức, năng lực chuyên môn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc. Hơn nữa, nguyên nhân còn do cách giám sát, đánh giá công vụ khiến cán bộ cảm thấy rất rủi ro khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

Hiện nay, nhiều quy định pháp luật không quy định rõ trách nhiệm của cán bộ nên họ rất lúng túng trong xử lý hồ sơ. Ví dụ như nhiều quy định yêu cầu doanh nghiệp khi nộp hồ sơ để cấp phép thì phải có phương án kinh doanh, nhưng không xác định được tiêu chí nào là phương án kinh doanh khả thi hay không khả thi, nên quy định này đẩy rủi ro cho cán bộ. Ngoài ra, nhiều quy định pháp luật không chỉ gây khó cho doanh nghiệp mà gây khó cho cả cán bộ, công chức thực thi, như quy định chung chung về “liệt kê thêm các giấy tờ khác nếu có”. Rõ ràng, khi cơ chế không quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn thì cán bộ có lý do để trì hoãn.

- Vậy, đâu sẽ là giải pháp triệt để để giải quyết tình trạng này?

Như tôi đã nói, khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là những vấn đề về thị trường, khó khăn trong tiếp cận nguồn lực cả về vốn, vật lực, nhân lực để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh nên doanh nghiệp cần những hỗ trợ để cầm cự, duy trì hoạt động tối thiểu, khi có cơ hội thì doanh nghiệp sẽ tiến lên.

Giải pháp gốc rễ và dài hạn là phải nâng cao chất lượng thể chế. Còn về giải pháp trước mắt thì Chính phủ cần có cơ chế thành văn nào đó, với những nguyên tắc cụ thể để bảo vệ cán bộ, công chức. Ví dụ như xác định rõ nguyên tắc khi pháp luật có cách hiểu khác nhau thì công chức được áp dụng cách hiểu như thế nào cho phù hợp, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa giảm áp lực rủi ro cho người thực thi công vụ.

Về những quy định còn gây khó cho doanh nghiệp, theo tôi, có 2 cách giải quyết. Thứ nhất là nếu không bắt buộc phải ban hành ngay thì trong thời gian này không nên ban hành thêm bất kể một quy định nào khác, hoặc nếu ban hành thì thời gian để doanh nghiệp thực hiện nên kéo dài, như đến 2024-2025 mới thực hiện. Thứ hai là nếu buộc phải ban hành, như quy định về chi phí Fs phải ban hành vì theo Luật Bảo vệ môi trường, thì trong trường này, Chính phủ nên nghĩ đến việc hỗ trợ chi phí trực tiếp cho doanh nghiệp khi tuân thủ, không áp dụng hồi tố. Những hỗ trợ này có thể nói là thiết thực hơn những biện pháp khác, thậm chí không chỉ trong bối cách khó khăn như hiện nay, mà trong thời kỳ bình thường thì những hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tất cả những giải pháp về cải cách thủ tục hành chính,môi trường kinh doanh, giảm chi phí hoạt động sẽ góp phần tăng niềm tin với các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, đồng thời giảm thực sự gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động tốt thì nền kinh tế cũng sẽ tốt lên.

Theo Tạp chí Điện tử Đầu tư tài chính
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào cùng bày tỏ quan điểm cần cách thức đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác, trong đó có lĩnh vực thương mại song phương.
Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, việc sửa Luật Doanh nghiệp lần này với tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu hoàn thiện thủ tục, khởi công đúng hạn hai dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành và Ninh Bình - Hải Phòng.
4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812 ngày 24/4 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình nhằm kiến tạo tỉnh Phú Thọ mới theo mô hình đa trung tâm, tích hợp vùng, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương

Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Khương, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Nội vụ, giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ từ ngày 24/4, thời hạn 5 năm.
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Tại buổi tiếp đại sứ một số nước đến trình Quốc thư, sáng 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước.
Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ Báo Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, đưa Báo phát triển toàn diện, hướng tới trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu.
Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Từ 1/7: UBND cấp xã được chỉ định kế thừa thỏa thuận quốc tế

Từ 1/7: UBND cấp xã được chỉ định kế thừa thỏa thuận quốc tế

Từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ được UBND tỉnh chỉ định kế thừa các thỏa thuận quốc tế do UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc ký kết trước đó.
Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh, khơi dậy khát vọng phát triển, tạo đột phá trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia.
Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Qua công tác thanh tra góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất; kiến nghị thu hồi 85.403 tỷ đồng.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Những lợi thế về kinh tế, văn hóa, sự liên kết vùng miền… sau khi được hợp nhất tạo lực đẩy để tỉnh Phú Thọ mới chuyển mình, bứt phá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả rất cần thiết.
Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng.
Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Thời chiến, đối ngoại góp sức trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Thời bình, ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Ngày 23/4, báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ công bố đợt truyền thông đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).
Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung một khoản quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng yêu cầu nhiều địa phương chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ cao tốc, yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc.
Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Giá vàng tăng, liên tục lập kỷ lục mới, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng...
Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ.
Mobile VerionPhiên bản di động