Thứ hai 18/11/2024 00:21

Thấy gì từ vụ Tiktoker Phan Thủy Tiên và hàng loạt người nổi tiếng nghi bán hàng nhái, hàng nhập lậu?

Từ vụ Tiktoker Phan Thuỷ Tiên, các chuyên gia cho rằng, khi hàng giả, hàng nhái có sự tiếp tay của những người nổi tiếng thì hệ lụy sẽ tăng lên gấp bội.

Quảng cáo trực tuyến và /chu-de/livestream.topic bán hàng đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng đủ kiến thức để nhận biết và chọn lựa cho mình những sản phẩm chính hãng. Một biến tướng đang ngày càng leo thang nhưng lại trợ lực cho những người bán hàng bất chính thu được nguồn lợi lớn, đó là lợi dụng hình ảnh, sự nổi tiếng cùng công nghệ 4.0.

Sức hấp dẫn và khả năng kiếm tiền từ nghề này lớn đến thế nào thì chỉ cần nhìn vào việc nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, các ngôi sao mạng xã hội thường xuyên gắn đường dẫn quảng cáo sản phẩm trong bài viết đăng tải hay livestream bán hàng trực tiếp là đủ để thấy.

Nhiều nghệ sĩ bất chấp quảng cáo "lố" công dụng của nhiều sản phẩm. Ảnh: K.T

Cuối tháng 11/2019, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) từng đưa ra cảnh báo, tình trạng mua bán hàng hóa trên mạng diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát. Đáng chú ý, nhiều người mẫu, ca sĩ, diễn viên, MC… đã tham gia quảng bá cho các sản phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội. Trong đó, nhiều sản phẩm quảng bá có nguồn gốc không rõ ràng, nhập nhèm chất lượng.

Thực tế đã chứng minh, cuối tháng 9/2023, MC, diễn viên C.T đã phải lên tiếng thừa nhận rằng cô đã quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Sản phẩm sữa được cô quảng cáo có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, không khác gì tiên dược. Điều này khiến khán giả, người tiêu dùng phản ứng dữ dội. Nữ MC cho rằng, đây là sự cố lớn nhất trong suốt 30 năm sự nghiệp và gửi lời xin lỗi khán giả.

Không chỉ livestream trên các nền tảng mạng xã hội, bán mỹ phẩm, túi xách, quần áo, kính mắt, nước hoa… mà tận dụng tên tuổi, nhiều nghệ sĩ, hot Tiktoker, Facebooker còn quảng cáo cho các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua các trang Facebook, Zalo, Tiktok tự tạo để trục lợi tối đa.

Lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ trên 10.000 sản phẩm nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu của Tiktoker Phan Thủy Tiên. Ảnh: TCQLTT

Mới đây, Tổ Thương mại điện tử, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường) đã kiểm tra đột xuất 1 kho hàng nước hoa, mỹ phẩm tại tầng 1 CT3, Tòa nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali. Tại đây, lực lượng chức năng đã thu giữ trên 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu.

Đoàn kiểm tra ghi nhận địa điểm kinh doanh được bố trí bài bản với đầy đủ các khu vực livestream, khu vực chốt đơn, khu vực máy tính phục vụ việc tăng lượt xem ảo cho các video, khu vực đóng gói và kho hàng. Các khu vực được bố trí riêng biệt, khoa học nằm tất cả trên mặt sàn rộng khoảng 1.000m2. Phía trên mỗi đơn hàng ghi thông tin người nhận ở nhiều tỉnh, thành khác nhau như: Quảng Ninh, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai... Mỗi đơn hàng có giá vài chục, đến vài trăm nghìn đồng, chờ giao cho đơn vị vận chuyển để vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Những chai nước hoa bị tạm giữ với các nhãn hiệu các nhãn hiệu như True Love, First Love, Mon Paris, Maiden, Karri… không rõ nguồn gốc xuất xứ có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook. Toàn bộ sản phẩm được bán chủ yếu bằng hình thức livestream trên các nền tảng thương mại điện tử như Tiktok, Facebook dưới một số tài khoản, điển hình như tài khoản “Phan Thủy Tiên” với hơn 4 triệu lượt follow. Đây cũng chính là hot Tiktoker bán hàng nổi tiếng trên nền tảng Tiktokshop trong thời gian qua.

Khi kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra ghi nhận trên các sản phẩm nước hoa không có thông tin thể hiện nguồn gốc xuất xứ; trên sản phẩm hiển thị ngôn ngữ nước ngoài, tuy nhiên không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định. Phía dưới đáy vỏ hộp có các mã vạch với các đầu số “697…”. Hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.

Khi thông tin hot Tiktoker Phan Thuỷ Tiên bán hàng nghi nhập lậu, nhiều người đều tỏ ra hết sức ngỡ ngàng. Một bạn trẻ thường xuyên mua hàng online cho biết, bên cạnh sự tiện lợi, giá cả hợp lý thì phần lớn người mua hàng là người theo dõi và ủng hộ các nghệ sĩ, Tiktoker và Facebooker. “Những khách hàng khác cũng như tôi, mua vì tin tưởng vào những nhân vật này chứ không phải tin vào sản phẩm mà họ quảng cáo”, bạn trẻ này cho hay.

Sản phẩm nước hoa có dấu hiệu nhập lậu của Tiktoker Phan Thủy Tiên. Ảnh: TC QLTT

Theo chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, trên thực tế, người bình thường livestream bán hàng thì chắc chắn lượng người theo dõi và số hàng hóa bán ra, tiếp cận người dùng không lớn. Tuy nhiên, những người có hàng triệu người theo dõi khi họ livestream bán hàng thì sức ảnh hưởng rất lớn, lượng người tiếp cận, mua hàng trực tiếp trên sóng có tỉ lệ rất cao.

Trường hợp họ đại diện cho một nhãn hàng uy tín, chất lượng thì đây được xem là một kênh phân phối hữu hiệu, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Còn khi họ lợi dụng sự nổi tiếng để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái thì hệ lụy cũng tăng lên gấp bội.

“Những người sử dụng mạng có tin tưởng thì họ mới tham gia theo dõi nên khi họ quảng cáo hàng giả, hàng nhái thì rõ ràng độ tin cậy của hàng giả, hàng nhái lại được nâng nên. Do đó, người tiêu dùng càng dễ bị lừa”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Có thể thấy, việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái trên không gian mạng đã là một khó khăn đối với cơ quan quản lý. Song, sẽ khó quản lý hơn khi những mặt hàng này có sự tiếp tay của những nhân vật nổi tiếng.

Do đó, những nghệ sĩ, hot Tiktoker, Facebooker khi bán hàng online cần nêu cao trách nhiệm xã hội, tránh tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái; người tiêu dùng hãy là những người tiêu dùng thông thái.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam