Thứ năm 15/05/2025 23:10

“Thay da đổi thịt” nhờ các nguồn lực quốc tế

Lào Cai hiện là một trong số ít tỉnh có đủ phòng học để tổ chức dạy học và học 2 buổi/ngày ở các cấp học. Kết quả đáng mừng này có sự góp phần không nhỏ từ các chương trình, dự án được đầu tư bởi các tổ chức quốc tế.

Với 25 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn có tới 113 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; 116 thôn đặc biệt khó khăn, 3 huyện nghèo 30a… giáo dục Lào Cai có những đặc thù rất riêng. Trong đó, có tới 2/3 trường, lớp, học sinh, giáo viên của Lào Cai là ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, trên 70% học sinh là người DTTS. Mỗi mùa lũ dữ, nhiều trường lớp ở Lào Cai bị chôn vùi trong bùn đất, nhiều học sinh DTTS ở Lào Cai phải học trong những căn nhà gió lùa tứ bề; nhiều ngôi trường thiếu nhà vệ sinh, học sinh bán trú phải ở trong những căn phòng thiếu cả những điều kiện sinh hoạt tối thiểu…

Cô và cháu vui học tập ở điểm trường khang trang tại bản Tống Phủ, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Trước những khó khăn đặt ra với cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học, những năm qua, đầu tư cho giáo dục luôn được Lào Cai đặc biệt ưu tiên. Trong đó, công việc được ưu tiên đầu tiên là xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học (đất đai, phòng học, phòng bộ môn, nhà ở cho học sinh bán trú, nhà công vụ giáo viên, nhà vệ sinh...).

Những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các nhà tài trợ nước ngoài, tỉnh Lào Cai được tiếp nhận 9 chương trình, dự án Hỗ trợ chính thức (ODA) đầu tư cho giáo dục với tổng số vốn là 433 tỷ đồng, tương đương 19,24 triệu đô-la Mỹ; 23 chương trình, dự án từ các tổ chức phi Chính phủ (NGO) với tổng số vốn là 77 tỷ đồng, tương đương 3,4 triệu đô-la Mỹ.

Nhờ đó, đến nay, Lào Cai đã có 9/9 trường PTDT nội trú có cấp học THPT; 127 trường PTDT bán trú – nơi có từ 95 - 100% học sinh là người DTTS. 163 phòng học, phòng học bộ môn và các phòng chức năng được đầu tư kiên cố, nhiều công trình phụ trợ (nhà công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú, nhà vệ sinh) được xây mới ở hầu hết các ngôi trường trên địa bàn. Những nỗ lực này đã đưa Lào Cai từ một địa phương cơ sở vật chất giáo dục nghèo nàn, thiếu thốn trở thành một trong số ít tỉnh có đủ phòng học để tổ chức dạy học và học 2 buổi/ngày các cấp học; ở cả vùng thấp, vùng cao, nông thôn, vùng thuận lợi…

Không những thế, với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA, NGO nhiều trường học ở Lào Cai từng bước trở thành trung tâm chất lượng ở các cụm, các huyện vùng cao; đồng thời, trở thành những mô hình điểm để nhân rộng tới các trường học các vùng khác. Những ngôi trường kiên cố với trang thiết bị dạy và học hiện đại, đầy đủ đã giúp cho các em học sinh phấn khởi, chịu khó leo đèo vượt suối đi học đông và đều hơn; các phong trào thi đua được đẩy mạnh; hiệu quả giáo dục được nâng lên.

Học sinh DTTS ở Lào Cai vui đến trường

Trước những yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, giai đoạn tới, ngoài việc củng cố duy trì chặt chẽ các mối quan hệ hợp tác giữa với các vùng, lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ như: WB, ADB, AFD, JICA, KOICA, UNICEF, Oxfam Anh... Lào Cai đang tích cực tiếp cận, phát triển quan hệ với các đối tác mới thông qua các bộ, ngành Trung ương và Ban điều phối nhân dân (PACCOM) để chủ động thực hiện công tác vận động viện trợ, đa dạng hoá các kênh vận động. Với sự cố gắng và quyết tâm nắm bắt cơ hội từ các nguồn lực nước ngoài, tin rằng, Lào Cai sẽ có những đổi thay mạnh mẽ, không chỉ với lĩnh vực giáo dục mà ở nhiều lĩnh vực khác.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi